Trang chủ Luận bàn - Phản biện Chữ “An” cho đời sống đô thị sau những cuộc hội ngộ...

Chữ “An” cho đời sống đô thị sau những cuộc hội ngộ oan nghiệt với “ông hoả”

148
0

Thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ cháy đáng lưu tâm. Những nỗi đau chồng chất, những mất mát nặng nề là điều không thể bàn cãi nhưng cái chính là tất cả chúng ta đang phải sống với nỗi sợ hiện hữu đó. Sẽ không ai biết “ông hoả” sẽ ghé thăm khi nào. Vậy nên, càng phải học cách từ chối để không bao giờ xảy ra cuộc hội ngộ oan nghiệt này.

Chữ “An” cho đời sống đô thị sau những cuộc hội ngộ oan nghiệt với “ông hoả”Hình ảnh người chiến sỹ cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy không ngại nguy hiểm xông vào cứu người trong vụ hỏa hoạn tại phố Núi Trúc, phường Giảng Võ, quận Ba Đình (Hà Nội) khiến nhiều người cảm động.

Đầu tiên cần học cách từ chối các quán karaoke không đảm bảo phòng cách chữa cháy (PCCC). Khách đi hát karaoke thường đã vừa xong một tăng nhậu, đa số là thế. Người đã ngà ngà say thường ít khi để ý đến những lối thoát hiểm hay đánh giá những rủi ro xung quanh mình. Ngay cả những nhân viên làm việc bán thời gian ở quán thì chắc gì họ đã được một lần đào tạo về PCCC ở chính nơi họ làm việc mỗi ngày.

Và chính vì tâm lý như vậy nên chúng ta vô tình bỏ quên sự thật là những quán karaoke hiện nay đa số đều là những chiếc lồng bê tông và thép, đặc biệt là những dạng nhà ống. Xung quanh là bê tông và đằng trước được phủ kín bởi biển quảng cáo với khung thép, các chất liệu dễ cháy như nhựa mika và đèn led. Để những chiếc đèn thật sự nổi bật họ buộc phải gắn thật nhiều với một bộ khung kiên cố. Tất nhiên để phá bỏ nó cần phải máy cắt chuyên dụng chứ bàn tay người bất lực. Nếu xảy ra đám cháy thì, cầu thang bộ lạc lối thoát duy nhất nhưng với những người ở tầng cao thì chưa chắc chém chân vào dòng người đang hối hả giành giật sự sống từ “ông hoả”.

Thứ hai, học cách từ chối những nơi cư trú tạm thời không đáp ứng được yêu cầu về PCCC. Đơn cử nhất đó là khách sạn. Có những khách sạn đầy đủ lối thoát hiểm nhưng đáng tiếc là nó được khoá chặt để ngăn khách sử dụng. Nghe phi lý nhưng đây là một thực tế đang diễn ra. Cũng có những trường hợp cầu thang thoát hiểm được biến thành nhà kho. Nếu xảy ra hỏa hoạn thì nơi đây cũng không xem là lối thoát được.

Ngoài ra, còn một thực trạng đáng báo động khác khi không ít cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, nhà hàng, dịch vụ ăn uống cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Vậy nhưng, rất nhiều các chủ cơ sở luôn tìm cách “lách luật”, nhất là các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, bằng cách đăng ký hoạt động nhà hàng hoặc các dịch vụ khác để không phải thực hiện đúng quy định về PCCC. Một số cơ sở kinh doanh các dịch vụ khác thì chỉ đảm bảo PCCC khi có đoàn thanh, kiểm tra nhằm đối phó sau đó mọi sự vẫn như cũ.

Tất nhiên bất cứ một cơ sở nào cũng được yêu cầu thực hiện PCCC đầy đủ nhưng không ai đảm bảo nó được thực hiện 100%, vậy nên việc tự kiểm tra của mỗi cá nhân là rất cần thiết. Và sẽ rất đáng hoan nghênh nếu có một cuộc gọi phản ánh về tình hình PCCC của các cơ sở dịch vụ, bên cạnh sự quyết liệt từ phía cơ quan chức năng.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã khẳng định: “Kiên quyết thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự với cơ sở chưa đủ điều kiện về an toàn phòng cháy”. Đồng thời đề nghị, tổng rà soát, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo kiểm tra 100% các cơ sở. Sự quyết tâm này cùng với việc giám sát của người dân sẽ là công thức tuyệt vời để xã hội bớt đi những cuộc viếng thăm từ “ông hỏa”, trả lại một chữ “An” tròn nghĩa cho đời sống đô thị, an toàn, an sinh và an dân.

Công Luân

Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây