25 C
Hanoi
Thứ Hai, Tháng Năm 20, 2024

Nguyễn Như Phong “Sốc phản vệ” với Vaccine Covid của Trung Quốc dù chưa được tiêm

Anh Nguyễn Như Phong sinh năm 1955, tính đến nay là 66 tuổi. Đây là tuổi không thuộc diện được tiêm Vaccine Covid-19, đề phòng sốc phản vệ, dẫn đến ngỏm củ tỏi. Hehe.

Nguyễn Như Phong

Mới đây, dù mới chỉ nghe tin Bộ y tế cho nhập Vaccine từ Trung Quốc, Phong lập tức sốc phản vệ bằng cách đăng một staus theo kiểu chính trị hóa việc nhập khẩu Vaccine từ Trung Quốc, qua đó có ý ám chỉ lãnh đạo nước ta phải mua vaccine Trung Quốc, đồng thời dọa dẫm người dân về chất lượng của Vaccine này. 

Trước tiên, để dẫn dắt dư luận, Nguyễn Như Phong nghi ngờ chất lượng Vaccine Trung Quốc và nghi ngờ WHO (Tổ chức Y tế thế giới) ăn tiền của Trung Quốc để giúp Trung Quốc bán Vaccine. Sau đó, bằng giọng đểu giả, Phong đề khích đêu rằng, “Phải dành cho cán bộ cao cấp trước, vì đã có câu: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, và dành cho những ai tin vào cái gọi là “tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung”; “Nên dành cho cán bộ của ngành Y tế dùng trước”; “Không được ép dân “phải tiêm vắc xin TQ” và tuyệt đối không được lấy lý do “hết vắc xin” mà dồn cho tiêm vắc xin TQ…”.
Nói không quá, Phong không những phát biểu phản khoa học mà còn đang phá hoại những nỗ lực của đảng, Chính phủ và nhân dân trong thực hiện chiến lược Vaccine.

Trong lúc này, có được một liều Vaccine Covid để cứu dân không phải chuyện dễ dàng. Những khó khăn về tài chính và những rủi ro trong giao dịch mà báo chí đã nhắc từ lâu chỉ là chuyện nhỏ. Cái khó là thiếu nguồn cung dù chấp nhận mua đắt. Trong bối cảnh ấy, Chính phủ đã phải đôn đáo tìm đường mua bằng được cho dân – Đó là một chính phủ mà báo chí nước ngoài gọi là “Chính phủ vì dân”.

Riêng về chất lượng Vaccine nhập về, trong đó có Sinopharm của Trung Quốc,  Bộ y tế cũng đã có sự tham khảo ý kiến của WHO, của các nhà khoa học và của các chuyên gia y tế trong và ngoài nước, trong đó đặc biệt quan tâm tới hiệu quả và sự an toàn rồi mới quyết định nhập về phục vụ người dân. Đây là câu chuyện nghiêm túc về tính mạng người dân chứ không phải phát ngôn cảm tính, hoang tưởng.

Tính đến ngày 19/6/2021, Trung Quốc đã tiêm hơn 1 tỷ liều Vaccine phòng Covid-19, chiếm hơn 1/3 số liều vaccine được tiêm trên toàn thế giới.

Vaccine Covid của Trung Quốc được bán trên 70 nước trên thế giới trong đó có nhều nước châu Âu và hiện còn đang xếp hàng đợi đến lượt do cung không đủ cầu. Hãy xem trận bóng đá giữa Hungary và Pháp đêm qua để thấy người Hungary đã hạnh phúc như thế nào khi được tiêm Vaccine từ Trung Quốc và được ra sân cổ vũ cho đội tuyển thân yêu của họ.

Mới nhất, ngay hôm nay 20/6, Indonesia nhận thêm 10 triệu liều Vaccine Sinovac. Trong khi đó Thái Lan tiếp nhận 1 triệu liều Vaccine của Sinopharm. Mời xem Link nóng ngay tại đây để kiểm chứng.

Nói về chất lượng, WHO đã có đánh giá và phê duyệt Vaccine Covis-19 của hãng dược Trung Quốc Sinopharm để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp, sau khi mẫu Vaccine được kiểm nghiệm về độ an toàn, hiệu quả. Quyết định được Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra hôm 7/5, Reuters đưa tin. “WHO liệt Vaccine Covid-19 của Sinopharm, sản xuất tại Bắc Kinh, vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đây là vaccine thứ 6 được WHO chứng nhận về độ an toàn, hiệu quả”, người đứng đầu WHO thông báo.

Sinopharm là Vaccine đầu tiên của Trung Quốc được WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp, bên cạnh các mẫu vaccine của các hãng dược phương Tây Pfizer-BioNTech, Moderna, Johnson & Johnson và AstraZeneca. (Mời đọc link tham khảo tại đây).

Tờ New York Times (Xem link này hoặc link này) có một báo cáo đánh giá Vaccine Covid của Trung Quốc và Nga, trong đó có nêu “trong 10 loại Vaccine được WHO và các quốc gia cấp phép sử dụng thì 4 loại của Trung Quốc sản xuất được xếp đầu bảng về tác dụng cũng như tỉ lệ gây phản ứng phụ thấp, trong đó Sinopharm đứng số 1”. Phía dưới của bảng xếp hạng lần lượt là AstraZeneca (UK) đứng thứ 5; Pfizer (United States and Germany) và 7. Modena (United States) đứng thứ 6; Johnson & Johnson (United States) đứng thứ 7; Novavax (United States) đứng thứ 8 và Satellite 5 (Russia) đứng thứ 10. Đó là đánh giá của tờ báo của Mỹ, uy tín chắc không phải bản. Chả lẽ anh Nguyễn Như Phong cũng nghĩ  The New York Times cũng nhận tiền của Trung Quốc?

Về trình độ y học thì Trung Quốc vốn nổi tiếng từ thời Hoa Đà. Đừng nghĩ Vaccine Trung Quốc về đến Việt Nam là được tiêm. Số lượng có hạn với 500.000 liều thì còn xếp hàng dài dài. Tờ Tuổi Trẻ viết rằng, “Vaccine nhập từ Trung Quốc sẽ được ưu tiên để tiêm cho người Trung Quốc đang học tập, làm việc ở Việt Nam và những người Việt Nam có nhu cầu nhập cảnh vào Trung Quốc như đi học tập, nghiên cứu, lao động, giao thương và người dân ở các địa bàn giáp biên giới với Trung Quốc”. Nói thế để thấy tiếp cận được Vaccine của Trung Quốc không dễ.

Tôi vốn không ưa Trung Quốc, nhưng bài Trung Quốc cực đoan là kém thông minh, kém tử tế và không sòng phẳng, anh Phong ạ. Thật may cho dân vì anh đã quá già và hay sốc phản vệ với từ “Trung Quốc” để không nằm trong danh sách được tiêm Vaccine.

Khoai@

Nguồn: Tre làng

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
52SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG