Tại thời điểm hiện tại, tình hình dịch covid-19 ở Việt Nam đang rất căng thẳng, nước ta đã có hơn 600 ca nhiễm bệnh. Trên khắp các trang báo, thông tin điện tử và các trang mạng xã hội, các thông tin về tình hình dịch bệnh được chia sẻ dồn dập. Song bên cạnh những thông tin chính thức, trên một số mạng xã hội luôn xuất hiện những người ưa chơi trội để nổi tiếng, muốn gây sự chú ý với người khác, thích câu like nên chọn đưa tin giật gân. Không may, có một số người, đặc biệt là những người nổi tiếng ở trong nước dù chưa rõ nguồn gốc, căn cứ nhưng vẫn share những thông tin trên. Sau đó, dù họ rất hiểu biết, nhận lỗi và chấp hành xử phạt nghiêm túc nhưng vụ việc của những người nổi tiếng đó vẫn bị các thế lực thù địch lời dụng, quy chụp để bôi đen, nói xấu Đảng và Nhà nước ta. Cụ thế, thời gian gần đây, vụ việc ca sĩ Hòa Minzy chia sẻ phát ngôn giả lời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã bị trang VOV lợi dụng giật tít “Ca sĩ Việt Nam bị phạt vì ‘tin giả’ nói đến Phó Thủ tướng, Covid-19” để mượn sự ảnh hưởng của người nổi tiếng từ đó khôn khéo dẫn đường dư luận theo hướng “người dân vẫn “hóng” và chia sẻ mạnh các tin tức không chính thức là vì tình trạng thông tin bị kiểm duyệt và thiếu cập nhật từ các trang thông tin chính thức”.
Có thể nói, trong sự việc này lũ dận cuội đã rất khôn khéo trong việc sử dụng ngôn ngữ lập lờ, đảo lộn thứ tự trước sau để dễ bề nắn dòng của dư luận. Cụ thể, trong thực tế, khi biết mình chia sẻ thông tin không chính xác, nữ ca sĩ Hòa Minzy đã chủ động xóa bài đăng, lên tiếng xin lỗi, chịu mọi trách nhiệm liên quan và còn khuyên fan hâm mộ không nên bênh vực mình vì cô cũng ý thức rõ việc đăng tin về dịch covid -19 sai sự thật trong thời điểm hiện tại, nhất là với tầm ảnh hưởng của mình có thể gây hoang mang trong cộng động. Tuy nhiên khi đưa vào bài viết trên VOV, kẻ thù lại lắt léo đưa việc nữ ca sĩ bị Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh phạt lên trước thông tin nữ ca sĩ xóa bài đăng và lên tiếng xin lỗi, đồng thời chúng cũng “tiện” đó nhắc lại vụ việc đưa tin không chính xác của một số người nổi tiếng khác như ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, diễn viên Ngô Thanh Vân, diễn viên Cát Phượng…Từ đó dễ dàng dẫn dắt suy nghĩ của dư luận, đặc biệt là lực lượng fan hâm mộ kém hiểu biết của những người nổi tiếng này với tư tưởng bênh vực thần tượng theo lối suy nghĩ thần tượng của mình bị bắt xóa bài đăng. Rồi từ đó dù biết thần tượng của mình làm sai nhưng để bênh vực cho thần tượng, những người này vẫn dễ dàng tin tưởng vào sự quy chụp, đổ lỗi của kẻ thù rằng thần tượng của mình sai là do tâm lý chung của xã hội, do tình trạng Nhà nước kiểm duyệt khắt khe các thông tin và các trang thông tin chính thức thiếu cập nhật từ liên tục. Nhưng sự thật không phải vậy, cần khẳng định rằng tình hình tin tức về dịch covid-19 nói riêng và tình hình tin tức của Việt Nam nói chung hoàn toàn không tồn tại cái mà kẻ thù gọi là “tình trạng thông tin bị kiểm duyệt và thiếu cập nhật từ các trang thông tin chính thức”.
VOA giật tít cố tình đưa tin sai lệnh ….
Đầu tiên, nói về mặt chủ trương, Đảng và Nhà nước Việt Nam đều nhất quán khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các phương tiện truyền thông đưa tin trên cơ sở phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện các quyền tự do cơ bản của nhân dân. Cụ thể: Luật Báo chí Việt Nam 2016, tại điều 4 đã quy định rõ, báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn “Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân”; đồng thời “Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân”. Đồng thời, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng cũng thể hiện quan điểm về chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng của Đảng và Nhà nước ta là: “Thúc đẩy việc sử dụng Internet trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống” và “ Khuyến khích phát triển các nội dung, ứng dụng tiếng Việt phục vụ cho cộng đồng người Việt Nam trên Internet. Đẩy mạnh việc đưa các thông tin lành mạnh, hữu ích lên Internet”;…Rõ ràng, chính sách và luật pháp của Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện thuận lơi cho các phương tiện truyền thông được tự do đưa tin, đáp ứng nhu cầu cập nhật tin tức của nhân dân.
Thứ hai, thực tế ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều trang thông tin chính thức: các kênh truyền hình VTV của trung ương, các kênh truyền hình địa phương cùng với hơn 800 cơ quan báo chí in, 105 cơ quan báo điện tử, hơn 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; với gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ đang hoạt động trên khắp mọi vùng miền của Tổ quốc và ở nước ngoài. Các trang thông tin chính thức này đang hàng ngày, hàng giờ liên tục cập nhật các thông tin thời sự nóng hổi, được quan tâm trong và ngoài nước. Có thể nói với tình hình như thể thì mọi người dân Việt Nam đều có cơ hội cập nhật được những thông tin nóng hổi một cách nhanh và đầy đủ nhất chứ hoàn toàn không tồn tại cái mà bọn dân chủ cuội đã nói người dân phải chịu tình trạng “thiếu cập nhật từ các trang thông tin chính thức”.
Mặc dù không phải là thủ đoạn mới mẻ gì song bằng sự khôn khéo chọn thời điểm và cách viết văn lập lờ, quy chụp, kẻ thù luôn tìm cách dẫn đường suy nghĩ của người dân với mục đích bôi đen truyền thông của Việt Nam, từ đó tiến tới chia rẽ lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy, chúng ta cần có một cái nhìn tổng quát và cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù để nhận dạng được và tránh bị mắc mưu, tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá nước nhà.
Hồng Phúc
Nguồn: Đấu trường Dân chủ