25 C
Hanoi
Thứ Hai, Tháng Năm 20, 2024

Giữa bộn bề đại dịch, Mỹ vẫn giương cao ngọn cờ “nhân quyền” để đe nẹt thế giới

Không quá lâu sau phiên toà xét xử Trương Duy Nhất, Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức thông cáo yêu cầu đòi trả tự do cho cựu nhà báo bị cáo buộc, tuyên án với tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Thông cáo báo chí có đoạn viết: “Chúng tôi thất vọng về việc kết tội blogger và cộng tác viên Đài Á Châu Tự Do Trương Duy Nhất, cũng như bản án 10 năm tù giam tuyên cho ông này. Việc kết án dựa theo những cáo buộc mơ hồ liên quan đến cáo buộc từ gần 20 năm trước. Chúng tôi tiếp tục quan ngại về việc ông Nhất đột ngột mất tích tại Bangkok, Thái Lan vào ngày 25 tháng 1 năm 2019, thời điểm sau khi ông có yêu cầu đăng ký với Văn Phòng Cao Ủy Liên hiệp quốc về người tỵ nạn; ba tháng sau đó ông xuất hiện tại một nhà tù Việt Nam.

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay cho ông Nhất và tất cả những tù nhân lương tâm; cho phép tất cả các cá nhân trong nước được quyền bày tỏ quan điểm của họ một cách tự do, được quyền tập trung ôn hòa mà không bị đe dọa trả thù theo đúng những nghĩa vụ, trách nhiệm quốc tế cũng như Hiến pháp Việt Nam.”

Giữa bộn bề đại dịch, Mỹ vẫn giương cao ngọn cờ “nhân quyền” để đe nẹt thế giới

Trương Duy Nhất tại phiên toà sáng ngày 09.3.2020 (Nguồn: FB)

Vẫn không có quá nhiều điều mới so với những bản thông cáo trước đó khi Nhà nước Việt Nam xét xử, tuyên án đối với các cá nhân mà phía Mỹ quan tâm. Chỉ có điều lần này, với Trương Duy Nhất, phía Bộ Ngoại giao Mỹ đặc biệt chú ý đến chi tiết: “ông Nhất đột ngột mất tích tại Bangkok, Thái Lan vào ngày 25 tháng 1 năm 2019, thời điểm sau khi ông có yêu cầu đăng ký với Văn Phòng Cao Ủy Liên hiệp quốc về người tỵ nạn; ba tháng sau đó ông xuất hiện tại một nhà tù Việt Nam”. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng ông Nhất bị ngăn cản tiếp xúc với Văn Phòng Cao Ủy Liên hiệp quốc về người tỵ nạn và bị dẫn giải bí mật về Việt Nam.

Tuy nhiên gần như những nghi vấn này đã không hề có ý nghĩa, bởi trước đó, với việc Nhất có tên trong vụ án đã được khởi tố (liên quan Vũ Nhôm) thì khi đó, Nhất đã bị giám sát; việc Nhất bị bắt sau đó hay bị dẫn giải về nước là điều hoàn toàn dễ hiểu, nhất là khi có sự phối kết hợp từ Cảnh sát Thái Lan hoặc một quốc gia nào đó… Và đương nhiên, cái quyền của Nhất khi tiếp cận với Văn Phòng Cao Ủy Liên hiệp quốc về người tỵ nạn sẽ bị ngăn cấm bởi biết đâu, thông qua văn phòng này Nhất sẽ sang nước thứ ba và khi đó việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Nhất sẽ khó, thậm chí không thực hiện được.

Cho nên, việc giới ngoại giao Mỹ cố tình xoáy sâu vào việc này xét trên nhiều khía cạnh chỉ đóng vai trò phụ hoạ nhiều hơn những giá trị thực sự hòng tạo nên điều gì đó khác biệt. Đây cũng là lí do khiến nhiều người nói rằng, dù đã có những yếu tố đặc trưng để bảo vệ Nhất nhưng nó vẫn khiến cho bản thông cáo về vấn đề trên trở nên lố bịch, khó hiểu, vô nghĩa và không gây được nhiều sự chú ý cho dư luận, người quan tâm.

Và cũng chính bởi điều này nên nhiều người đã khuyên Bộ Ngoại giao Mỹ rằng: Nên dành nhiều thời gian hơn để chống dịch khi mà nước Mỹ cũng đang bị cuốn vào vòng xoáy của Covid19. Mọi động thái chọc ngoáy vào thế giới lúc này không những sẽ khiến cho Mỹ mất điểm mà còn hạn chế những nguồn lực chống dịch Covid19 lúc này!

PHƯƠNG NAM

Nguồn: Non sông Việt Nam

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
52SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG