25 C
Hanoi
Thứ Hai, Tháng Năm 20, 2024

Giải mã “Mật ước Thành đô”

Giới chuyên gia phương Tây nhận định khá tích cực về Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019. Nhưng các nhà dân chửi Việt Nam thì không.

Từ tháng 07/2019, Diễn đàn Xã hội Dân sự đã liên tục tận dụng sự kiện Tư Chính để đòi thay đổi chính sách đối ngoại của Việt Nam. Sau khi Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 được công bố, các website của họ có đăng lại một số bài viết công kích, nhưng bản thân Diễn đàn và các nhân vật quan trọng trong đó chưa có phát ngôn  chính thức.

Trong khi đó, giới chống đối cực đoan tung tin đồn rằng qua nội dung Sách trắng, cùng các diễn biến mới liên quan đến Dự luật Đặc khu Kinh tế và dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, có thể thấy Nhà nước Việt Nam đang chuẩn bị “dâng nước” cho Trung Quốc.

Cụ thể, Đặng Xương Hùng (cựu lãnh sự Việt Nam ở Thụy Sĩ, có liên hệ với Việt Tân) viết rằng Sách trắng “4 Không” và những động thái “hồi sinh” Dự luật Đặc khu Kinh tế cho thấy việc Chính phủ Việt Nam ký Mật ước Thành Đô, dâng nước cho Trung Quốc vào năm 2020 là có thật.

Đáng tiếc, Đặng Xương Hùng không biết rằng “Mật ước Thành Đô” chỉ là một tin đồn giật gân để câu view, đã bị chính tác giả của nó phủ nhận từ 9 năm trước.

Cụ thể, ngày 03/09/1990, tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc, một hội nghị thượng đỉnh Việt – Trung đã được tổ chức để bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước và 2 Đảng Cộng sản. Theo hồi ký của cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ, thì kết quả của hội nghị được ghi lại trong một “Biên bản tóm tắt” gồm 8 điểm, trong đó có 7 điểm xoay quanh vấn đề Campuchia, 1 điểm còn lại chủ yếu nhắc lại lập trường cũ Trung Quốc gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cho đến nay, cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều chưa công bố nội dung của “Biên bản tóm tắt” này.

Nhân cơ hội đó, ngày 30/11/2010, blog Kami tung tin đồn rằng theo một bức điện mật của cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ mà tổ chức Wikileaks vừa công bố, thì “Biên bản tóm tắt” sau Hội nghị Thành Đô chứa đoạn sau:

“…Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc…”

Giải mã

Vài ngày sau, chủ blog Kami thừa nhận trên Facebook rằng ông đã tung tin giả, và tổ chức Wikileaks không hề đưa ra “bức điện mật” có nội dung đó:

Giải mã

Giải mã

Tuy nhiên, đầu tháng 05/2014, đúng lúc Trung Quốc vừa đưa dàn khoan dầu HD-981 vào vùng biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam, một số website tiếng Việt đã đăng lại nguyên văn bản tin giả của Kami, đồng thời nói rằng đó là tin của Hoàn cầu Thời báo và Tân Hoa Xã. Tin tức giả này đã tạo ra một loạt các phản ứng hỗn loạn trong dư luận chính trị Việt Nam. Chẳng hạn, ngày 20/07/2014, Thiếu tướng Lê Duy Mật, nguyên phó tư lệnh- tham mưu trưởng Quân khu 2 và tư lệnh mặt trận 1979-1984 (Hà Giang), đã gửi kiến nghị đề nghị các lãnh đạo Đảng công khai kết quả của Hội nghị Thành đô. Ngày 28/07/2014, ông Mật cùng 60 Đảng viên lão thành khác viết một thư ngỏ gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó họ đòi Đảng từ bỏ đường lối xây dựng Chủ nghĩa Xã hội để “chuyển sang đường lối dân tộc và dân chủ”; đồng thời có các động thái “thoát Trung” như công khai kết quả của Hội nghị Thành Đô, sẵn sàng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, sẵn sàng liên minh với các quốc gia khác để chống Trung Quốc… Ngày 02/09/2014, 20 cựu sĩ quan cao cấp trong quân đội, bao gồm ông Mật, tiếp tục gửi một kiến nghị lên Chủ tịch nước và Thủ tướng để đòi công khai kết quả của Hội nghị Thành Đô.

Đáp lại, đầu tháng 10/2014, Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát hành một tài liệu tuyên truyền nội bộ, phân phát đến các Đảng viên, cán bộ trong các cơ sở Đảng, để bác bỏ tin đồn về kết quả Hội nghị Thành đô. Văn bản có đoạn:  “Trong hội đàm, trao đổi không hề có vấn đề phía Trung Quốc gây sức ép với ta về nhân sự, không hề có cái gọi là sự thỏa thuận rằng: “Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc, giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020…” Đây là một luận điệu bịa đặt với ý đồ kích động, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân”.

Tiếc rằng khi đó Đặng Xương Hùng đã đi tị nạn, nên không biết.

Mã Phi Long sưu tập

Nguồn: Bản tin dân chủ

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
52SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG