25 C
Hanoi
Thứ Hai, Tháng Năm 20, 2024

Loạn Đồng Tâm – Kỳ 2: Bản chất của vụ tranh chấp quyền sử dụng đất ở xã Đồng Tâm

Từ năm 2017, ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã diễn ra một vụ tranh chấp quyền sử dụng đất, trong đó nhóm dân địa phương tự xưng là “tổ Đồng Thuận” không đồng tình việc chính quyền huyện Mỹ Đức giao đất đanh canh tác của họ cho tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Ngày 25/11/2019, vụ việc này lại nóng lên, khi “tổ Đồng Thuận” chặn, giữ xe tải chở một tiểu đội kiểm soát quân sự đang đi qua địa bàn xã. Trong clip tự quay, nhóm này chửi bới những người trên xe, tuyên truyền rằng quân đội đang cử người đến “cướp đất” của dân, và rằng họ sẽ làm bạo động như Hong Kong nếu không được đáp ứng yêu sách.

Loạn Đồng Tâm – Kỳ 2:  Bản chất của vụ tranh chấp quyền sử dụng đất ở xã Đồng Tâm

Vậy đâu là bản chất của vụ vây xe kiểm soát quân sự hôm 25/11, của vụ tranh chấp quyền sử dụng đất ở xã Đồng Tâm, và của các đề nghị “đối thoại” trong vụ việc Đồng Tâm? Trong loạt bài 3 kỳ này, chúng ta sẽ tìm hiểu ngọn nguồn câu chuyện để trả lời 3 câu hỏi đó.

Kỳ 2: Bản chất của vụ tranh chấp quyền sử dụng đất ở xã Đồng Tâm

Khi bình luận về vụ “tổ Đồng Thuận” bao vây một nhóm bộ đội hôm 25/11/2019, Nguyễn Anh Tuấn (thành viên Green Trees) viết:

Loạn Đồng Tâm – Kỳ 2:  Bản chất của vụ tranh chấp quyền sử dụng đất ở xã Đồng Tâm

Nếu nhìn lại toàn bộ quá trình quản lý, sử dụng khu đất liên quan đến dự án xây dựng sân bay Miếu Môn, thể hiện qua kết luận thanh tra, ta sẽ thấy bài viết của Nguyễn Anh Tuấn có nhiều điểm sai sự thật.

Loạn Đồng Tâm – Kỳ 2:  Bản chất của vụ tranh chấp quyền sử dụng đất ở xã Đồng Tâm

Loạn Đồng Tâm – Kỳ 2:  Bản chất của vụ tranh chấp quyền sử dụng đất ở xã Đồng Tâm

Cụ thể, quá trình này bắt đầu vào ngày 14/04/1980, khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 113/TTg về việc cấp đất xây dựng đợt 1 sân bay quân sự Miếu Môn, với diện tích 208 ha. Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sơn Bình đảm nhiệm việc xác định cụ thể ranh giới, tọa độ của đất cấp, sao cho phù hợp với quy hoạch tổng mặt bằng khu vực và đảm báo an toàn vận hành cho các loại máy bay quân sự và dân dụng hoạt động.

Ngày 10/11/1981, UBND tỉnh Hà Sơn Bình có Quyết định số 386-QĐ/UB, giao 208 ha đất đợt 1 cho Bộ Tư lệnh Công binh. Trong 208 ha này, diện tích đất bị thu hồi của HTX Hữu Văn là 1 ha, của HTX Trần Phú là 45,8 ha, của K66 – Bộ Tư lênh Pháo binh là 5 ha, của HTX vôi đá Trần Phú là 2 ha, của Xí nghiệp Vôi Đá Miếu Môn là 3 ha, của Xưởng 31 là 5 ha, của HTX Đồng tâm là 47,36 ha, của của Nông trường Quốc doanh Lương Mỹ là 98,84 ha. Ngoài ra, Nông trường Lương Mỹ bị thu thêm 31,9 ha diện tích đất ảnh hưởng do thi công, nâng tổng diện tích đất bị thu hồi trong thực tế lên 239,9 ha. Vị trí của phần đất thu thêm được thể hiện trong ảnh dưới:

Loạn Đồng Tâm – Kỳ 2:  Bản chất của vụ tranh chấp quyền sử dụng đất ở xã Đồng Tâm

Trong 239,9 ha bị thu hồi trong thực tế này, chỉ có 64,66 ha thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm. Số này gồm 14,3 ha đất thuộc Nông trường Quốc doanh Lương Mỹ, 3 ha của Xí nghiệp Vôi Đá Miếu Môn và 47,36 ha thuộc HTX nông nghiệp Đồng Tâm.

Tuy nhiên, do không thực hiện được dự án, các đơn vị quốc phòng đã không thực hiện di dời những hộ dân vốn sống trên khu đất từ trước năm 1980, đồng thời cho cư dân địa phương mượn đất để canh tác nông nghiệp. Nhân đó, UBND xã Đồng Tâm đã làm thủ tục hợp pháp hóa các giao dịch đất quốc phòng, biến chúng thành đất thổ cư, đất vườn liền kề và đất ở có thời hạn sử dụng lâu dài cho 14 hộ.

Ngày 20/10/2014, UBND Tp. Hà Nội có Quyết định số 5383/QĐ, giao 236,7 ha đất quốc phòng thuộc dự án sân bay Miếu Môn cho Lữ đoàn 28 Quân chủng Phòng không – Không quân. Đây chính là khu đất 239,9 ha đã thu hồi, trừ đi 3,2 ha do làm đường giao thông và sai số do đo đạc.

Ngày 27/03/2015, Bộ Tổng tham mưu – Bộ Quốc phòng có Quyết định Số 551, thu hồi 50,3 ha đất thuộc phạm vi sân bay Miếu Môn, giao cho Tập đoàn Viettel thực hiện một số dự án Quốc phòng. Trong đó, có 32,57 ha thuộc địa bàn hành chính xã Đồng Tâm.

Tiếp đó, khi quân đội đo đạc, bàn giao, đền bù hoa màu cho những hộ dân chiếm giữ đất quốc phòng trên địa bàn xã Đồng Tâm, 14 hộ dân vừa nêu, dưới sự kích động của cha con ông Lê Đình Kình, đã kiên quyết không hợp tác. Họ viện dẫn các giấy tờ không hợp lệ mà UBND xã Đồng Tâm từng cấp, để nói rằng khu đất họ đang canh tác là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm. Từ đó, họ kiện cáo rằng thành phố Hà Nội định thu hồi của xã Đồng Tâm tổng cộng 106 ha đất; trong đó chỉ có 47 ha đất quốc phòng, 59 ha còn lại là đất nông nghiệp mà tập đoàn Viettel muốn chiếm của dân. Số đất nông nghiệp này chính là khoảng chênh lệch giữa diện tích bị thu hồi cho mục đích quốc phòng vào năm 1980 (208 ha) và lượng đất bị thu hồi trong thực tế vào năm 2014 (236,7 ha).

Để dễ hình dung các số liệu trong vụ tranh chấp đất đai này, mời bạn nhìn bảng sau:

Loạn Đồng Tâm – Kỳ 2:  Bản chất của vụ tranh chấp quyền sử dụng đất ở xã Đồng Tâm

Qua các số liệu, bản đồ và chuỗi sự kiện, có thể thấy yêu sách của “tổ Đồng Thuận” khó tin trên ít nhất 3 điểm.

Thứ nhất, về mặt hình ảnh, trên bản đồ mà Nguyễn Anh Tuấn viện dẫn, khu đất 59 ha trông nhỏ hơn khu đất 47,36 ha.

Thứ hai, về mặt tiến trình, lượng đất thu hồi trong thực tế đã tăng từ 208 ha lên 239,9 ha từ năm 1981, chứ không đợi đến năm 2014. Diện tích tăng thêm chỉ là 31,9 ha, sau giảm còn 28,7 ha do làm đường, chứ không lên đến 59 ha như lời “tổ Đồng Thuận”. Và như bản đồ màu xanh lá mạ đã thể hiện, diện tích tăng thêm này thuộc khuôn viên Nông trường Lương Mỹ ở phía Đông, chứ không liên quan đến khu đất phía Tây mà “tổ Đồng Thuận” đang tranh chấp.

Thứ ba, về mặt số liệu, tổng diện tích đất bị thu hồi của xã Đồng Tâm là 64,66 ha, chứ không lên đến 106 ha như lời “tổ Đồng Thuận”. Và trong khi Viettel chỉ được cấp 50,3 ha đất, trong đó có 32,57 ha thuộc xã Đồng Tâm; “tổ Đồng Thuận” lại nói rằng mình bị Viettel lấy những 59 ha.

Ngoài ra, bài viết của Nguyễn Anh Tuấn cũng có dấu hiệu không trung thực, khi Tuấn sửa diện tích đất đang tranh chấp thành 50 ha, cho khớp với khu đất mà Viettel được cấp, trong khi “tổ Đồng Thuận” đòi những 59 ha đất.

Vậy vì sao ông Lê Đình Kình, một người không có quyền lợi liên quan đến khu đất đang tranh chấp, lại trở thành “thủ lĩnh” của nhóm dân khiếu kiện xã Đồng Tâm? Trong thực tế, ông Kình và các con nằm trong số những cán bộ xã Đồng Tâm từng tiếp tay “hô biến” đất quốc phòng của dự án Miếu Môn thành đất nông nghiệp. Để làm rõ động cơ và quá trình tham gia của ông Kình trong vụ việc phức tạp này, mời các bạn đọc một số đoạn trích trong bài viết năm 2017 của ông Nguyễn Minh Tâm:

“Lợi dụng việc Lữ đoàn 28 cho dân xã Đồng Tâm mượn đất để canh tác, “được đằng chân lân đằng đầu”, các thế hệ cán bộ xã Đồng Tâm về sau đã biến những thửa đất mượn ấy thành đất nông nghiệp do xã quản lý theo kiểu “cứt trâu để lâu hóa bùn”. Cụ thể là mấy cán bộ lãnh đạo trong Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm đã làm thủ tục “hô biến” đất quốc phòng thành đất thổ cư, đất vườn liền kề và đất ở có thời hạn sử dụng lâu dài cho 14 hộ. Hộ ông Trần Ngọc Viễn, 12.000m2; hộ ông Nguyễn Văn Toán, 11.000m2; hộ ông Nguyễn Văn Phương 1.500m2… Không chỉ canh tác, những người dân ở đây còn xây nhà cửa, xưởng sản xuất nhằm mục đích biến thổ canh thành thổ cư. Trong các năm 2000 và 2011, các hộ ông Toán và ông Viễn đã sửa chữa lại nhà ở, xây dựng lán trại chăn nuôi và xưởng sản xuất vật liệu xây dựng. Tiểu đoàn 31 (đơn vị quản lý sân bay) đã tiến hành ngăn chặn, yêu cầu hai hộ trên dừng việc xây dựng, sửa chữa nhà. Tuy nhiên, ông Viễn và ông Toán vẫn lén lút xây công trình kiên cố.

Sở dĩ nhưng hộ dân này có thể tự tung tự tác được như vậy là có sự tiếp tay của các ông Lê Đình Kình, nguyên Chủ tịch xã, ông Nguyễn Văn Sơn, Bí thư Đảng ủy xã và ông Lê Đình Thuần (con ông Lê Đình Kình), Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nhiệm kỳ 2010-2015 và một số người khác. Mấy vị lãnh đạo xã Đồng Tâm này thừa biết rằng theo Luật đất đai 2003, thẩm quyền quản lý đất đai thuộc thẩm quyền của cấp huyện nhưng vẫn ký xác nhận vào hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dung đất của các hộ lấn chiếm đất quốc phòng rằng đó là đất nông nghiệp. Đây chính là nguồn cơn của những lục đục, mâu thuẫn về sau trong nội bộ lãnh đạo xã Đồng Tâm cũng như gây ra những mâu thuẫn trong nội bộ người dân xã Đồng Tâm.”

“Phải nói thẳng rằng họ Lê Đình hiện là một trong số ít dòng họ to nhất, có vai vế nhất trong làng Hoành nói riêng và xã Đồng Tâm nói chung. Bản thân ông Lê Đình Kình từng giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm. Con ông là Lê Đình Thuần cũng từng giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm. Cháu ông là Lê Đình Công giữ chức vụ Thư ký Ủy ban Nhân dân xã. Con ông là Lê Đình Bá đang đương chứ Trưởng thôn Hoành. Một người cháu khác con ông em của ông là Lê Đình Tuyến giữ chức vụ Phó trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Mỹ Đức. Cháu ngoại ông là bà Nguyễn Thị Lan hiện đang đương chức Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm. Quả là một gia đình có truyền thống.

Tuy nhiên, có một truyền thống khác mà ít người biết đến là bản thân ông Lê Đình Kình đã mắc nhiều sai phạm buông lỏng quản lý đất đai trong xã, đã từng bị kỷ luật cách chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm và bị hạ tầng công tác xuống làm nhân viên Văn phòng Ủy ban Nhân dân xã. Tuy nhiên, ông chưa bị khai trừ khỏi Đảng như ông Lê Đình Thuần, con trai ông.”

“Từ đầu năm 2017, ông Lê Đình Kình đã đã trực tiếp hoặc thông qua một số người trong cái tổ chức gọi là “Tổ đồng thuận” để rêu rao rằng người dân xã Đồng Tâm cứ ra khu vực đất đồng Sênh thuộc sân bay Miếu Môn, nhịn ăn một bát phở ủng hộ tiền cho ông Lê Đình Kình và một số người cầm đầu đi khiếu kiện Viettel để đòi đất. Sau này khi đòi được đất sẽ chia lại cho người dân. Nếu không được thì Tập đoàn Viettel muốn thực hiện dự án cũng phải đền bù ít nhất 4 triệu đồng/m2, mỗi gia đình sẽ nhận được hơn 100 triệu đồng. Sự ranh mãnh của một ông già 83 tuổi từng nếm đòn kỷ luật vì buông lỏng quản lý đất đai và ăn chặn tiền chính sách đã đánh đúng vào tâm lý hám lợi của người dân Đồng Tâm cũng như sự hiểu biết còn nhiều hạn chế của người dân để kích động nhân dân xã Đồng Tâm tham gia vào hoạt động xâm chiếm đất của sân bay Miếu Môn.

Tuy nhiên, sự hiểu biết của ông Lê Đình Kình và một số công dân xã Đồng Tâm cũng là có hạn bởi họ đã không tra cứu, cập nhật thông tin để biết rằng hiện nay, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã quy định thẩm quyền thu hồi đất, xử lý sắp xếp lại nhà, đất trên địa bàn thành phố, trong đó có đất nông nghiệp là thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội theo Điều 5 của Quyết định 49/2008/QĐ-UBND ngày 28-11-2008 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội chứ không thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức như khi Mỹ Đức còn thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) do Quy định về quản lý đất đai ở các thành phố trực thuộc trung ương, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội đòi hỏi thẩm quyền cao hơn các tỉnh, thành khác. Và ông Lê Đình Kình cùng đám lâu la của ông vẫn cứ tưởng rằng nếu đất khu vực đồng Sênh là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm thì theo quy định về quản lý đất đai thì sẽ do Ủy ban nhân dân xã Đồng Tâm quản lý, sử dụng như trước đây.”

“Một điểm khác mà những “đồ đệ” của ông Lê Đình Kinh khi “tham mưu” cho ông làm vụ khiếu kiện này đã không biết đến là ngày 29-12-2014 UBND thành phố ban hành Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ban hành quy định về các loại giá đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 1-1-2015 đến 31-12-2019. Theo bảng giá đất ban hành kèm theo quyết định này thì giá đất nông nghiệp trồng lúa nước và trồng cây hàng năm trên toàn bộ huyện Mỹ Đức được xác định là 108.000đ/m2 đối với khu vực đồng bằng; 84.000đ/m2 đối với khu vực trung du và 56.800đ/m2 đối với khu vực miền núi. Như vậy không bao giờ có cái giá 4 triệu đồng/m2 như ông Lê Đình Kình cùng nhóm khiếu kiện xã Đồng Tâm vẫn rêu rao, lừa phỉnh người dân bấy lâu nay. Điều nguy hiểm là bằng chiêu thức này, ông Lê Đình Kình từng là người mắc sai phạm quản lý đất đai, tiếp tay cho con cháu tham nhũng đất đai và bản thân đã từng tham nhũng tiền chính sách lại nghiễm nhiên trở thành nhân vật chống tham nhũng trong con mắt dư luận.”

Giống như các nhân vật cán bộ nhưng ở phía phản diện trong các phim “Đất và Người”, “Ma Làng”, “Gió làng Kình”, mục tiêu của ông Lê Đình Kình rất khó nhận biết vì nó khá phức tạp. Ông ta muốn pháp luật trừng phạt những kẻ đã tham nhũng đất đai như Nguyễn Văn Sơn (nguyên Bí thư xã ủy) nhưng lại muốn cho các con cháu ông như Lê Đình Thuần, Lê Đình Công thoát tội và không bị xử lý. Ông cũng muốn qua việc khiếu kiện này để mượn tay pháp luật trừng phạt lại những người trước đây đã trừng phạt ông về tội ăn chặn tiền trợ cấp của thương binh và gia đình liệt sĩ (từ 30 năm trước) để ngoi lên chức vụ mà ông từng nắm giữ và còn tham nhũng đất đai “táo tợn” hơn chính bản thân ông. Và cũng chính tay ông Lê Đình Kình đã ký xác nhận thửa đất 12.000 m2 mà ông Trần Ngọc Viễn lần chiếm trái phép tại khu vực sân bay Miếu Môn là “đất nông nghiệp”, mở màn cho một loạt các vụ alaso lấn chiếm đất ở đây nên ông ta cũng cần lợi dụng vụ này để xóa dấu vết tội lỗi của mình. Chính vì thế mà cách hành xử của “Gió làng Kình” (bây giờ có thể gọi là “Gió làng Hoành”) mới phức tạp như vậy.”

Nguồn: Loa phường

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
52SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG