25 C
Hanoi
Thứ Hai, Tháng Năm 20, 2024

Giới chống Cộng cực đoan đang đại diện cho ai khi ngăn cản EVFTA?

Giới chống Cộng cực đoan đang đại diện cho ai khi ngăn cản EVFTA?

Trong quý 3 năm 2019, Nghị viện Châu Âu đã có một số hoạt động để chuẩn bị cho việc xem xét phê chuẩn Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam (EVFTA).

Cụ thể, ngày 26/09/2019, Tiểu ban Nhân quyền Nghị viên Châu Âu nhiệm kỳ 9 đã mời 3 NGO đến điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam, liên quan đến việc Nghị viện xét thông qua EVFTA và IPA. Ba tổ chức được mời là Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH (mà Võ Văn Ái là thành viên), VOICE và VETO!. Cả 3 tổ chức này đều từng vận động EU hoãn phê chuẩn EVFTA và IPA cho tới khi Việt Nam cải thiện vấn đề nhân quyền. Cụ thể, đơn khiếu nại của FIDH từng khiến Ủy ban Châu Âu bị Thanh tra Liên Âu khiển trách về việc không thực hiện “Đánh giá Tác động Nhân quyền” trước khi ký EVFTA; còn VETO! từng vận động Tiểu ban Nhân quyền Nghị viện Châu Âu vào tháng 10/2018, khiến họ không thông qua EVFTA và IPA trong nhiệm kỳ 8.

Tiếp đó, trong chuyến thăm Việt Nam kéo dài từ ngày 29 tới 31/10/2019, các dân biểu thuộc phái đoàn Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Châu Âu đã gặp 3 đại diện NGO tại Việt Nam (trong đó có ông Nguyễn Quang A). Trong cuộc gặp này, cả 3 đại diện đều nói rằng Việt Nam chưa cải thiện tình hình nhân quyền, nhưng không lấy việc cải thiện này làm điều kiện tiên quyết để thông qua 2 hiệp định.

Do đó, sau buổi tường trình, những dân biểu ủng hộ EVFTA và IPA đã lập luận rằng mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam, kể cả giới hoạt động, đều muốn 2 hiệp định được nhanh chóng thông qua.

Đáp lại, những dân biểu chống EVFTA và IPA chỉ còn cách lập luận rằng Nghị viện nên hoãn thông qua 2 hiệp định này một thời gian, để các dân biểu mới có thêm thời gian tìm hiểu, và để Việt Nam chứng minh những cam kết mình đã hứa hẹn bằng kết quả thật, mà EU kiểm soát được.

Nhân đó, giữa tháng 11/2019, Hội Nhà báo Độc lập của Phạm Chí Dũng đã bắt đầu vận động Nghị viện Châu Âu không thông qua EVFTA cho đến khi Việt Nam cải thiện vấn đề nhân quyền. Họ cũng kêu gọi các nhóm chống đối khác tham gia đợt vận động này, thay vì hành động một cách đơn lẻ

Cụ thể, ngày 14/11, Phạm Chí Dũng viết “thư kiến nghị”, xin Quốc hội Châu Âu “hoãn phê chuẩn EVFTA và IPA” vì 3 lý do.

Thứ nhất, vì “năm nào EU cũng phải nhập siêu từ Việt Nam khoảng 20 – 25 tỷ USD”, thực ra “EU phải chịu thiệt thòi đáng kể trong giao thương với Việt Nam”, thay vì hưởng lợi. Từ đó, Dũng viết rằng EVFTA và IPA không làm gia tăng lợi ích cho EU, mà chỉ làm lợi cho “một nhóm nhỏ trong các doanh nghiệp của EU làm ăn với Việt Nam”.

Thứ hai, tình hình nhân quyền ở Việt Nam đang xấu đi thay vì cải thiện.

Thứ ba, nếu EVFTA và IPA có hiệu lực trong thời gian sắp tới, Việt Nam sẽ lặp lại “kịch bản vào trước bắt sau”, truy tố một loạt các gương mặt chống đối, khiến giới chống đối thiệt hại nặng.

Đặc biệt, để gây áp lực chính trị, Dũng hướng mũi công kích vào ông Bruno Angelet (Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam), bằng cách nói rằng ông này “quá gần gũi với giới quan chức trong chính quyền Việt Nam, thường nói tốt cho chính quyền này trong khi né tránh các vụ đàn áp nhân quyền”.

Nối tiếp Phạm Chí Dũng, ngày 19/11, Thục Quyên (VNTB) cũng kêu gọi giới chống đối trong và ngoài nước tập trung công kích 2 nhân vật “thân Việt Nam” là Bruno Angelet (Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam) và Chang-Hee Lee (giám đốc ILO tại Hà Nội); tập trung đòi Việt Nam thông qua Công ước số 87 của ILO; bám sát các điều khoản của 2 hiệp định khi vận động.

Ngoài ra, Thục Quyên cũng kêu gọi giới hoạt động bám sát 3 mốc thời gian – là Ủy ban Thương mại INTA mời đại diện của ILO và EUROCHAM đến tường trình (02/12/2019); ngày Ủy ban INTA bỏ phiếu về bản ý kiến chung của Ủy ban quanh vấn đề phê chuẩn EVFTA và IPA (21/01/2020); ngày toàn thể Nghị viện biểu quyết về việc phê chuẩn 2 hiệp định (02/2020).

Dù Phạm Chí Dũng đã bị bắt vào ngày 21/11, các nhóm chống đối trong và ngoài nước có thể vẫn tiến hành các hoạt động vừa nêu. Chẳng hạn, bài viết của Thục Quyên đã được bà Ca Dao (lãnh đạo Lao Động Việt) đăng lại trên Facebook.

Sau khi xem xét các diễn biến trên, chúng tôi nghĩ ông Phạm Chí Dũng nên xem lại bằng Tiến sĩ Kinh tế của mình. Nếu nói việc EU phải nhập siêu từ Việt Nam cho thấy thương mại với Việt Nam không đem lại lợi ích cho EU, và EU nên bỏ EVFTA; ta cũng có thể nói rằng thâm hụt thương mại của Mỹ với phần còn lại của thế giới cho thấy thị trường toàn cầu không có lợi cho Mỹ, và Mỹ nên đóng cửa với thế giới. Thêm nữa, EVFTA có lợi cho người tiêu dùng và môi trường kinh doanh ở châu Âu và Việt Nam, chứ không chỉ làm lợi cho một nhóm nhỏ doanh nghiệp ở hai bên. Thương mại không vận hành theo quy luật thắng thua, không nên để tư duy của các phong trào tẩy chay Trung Quốc lấn át kiến thức kinh tế học.

Chuỗi diễn biến trên cũng cho thấy các tổ chức chống Cộng cực đoan không đại diện cho đa số doanh nghiệp và người tiêu dùng – đối tượng hưởng lợi và đang ủng hộ EVFTA. Họ cũng không có chung lợi ích với các NGO hợp pháp và cánh hoạt động ôn hòa hơn – những người đang đợi EVFTA nới rộng khuôn khổ hoạt động. Thay vào đó, họ đại diện cho các nhóm cờ vàng ở trong và ngoài nước – những người đã dành khá nhiều thời gian để ngăn kinh tế Việt Nam phát triển, với niềm tin rằng khủng hoảng kinh tế sẽ gây biểu tình, bạo động, giúp lật đổ Nhà nước Việt Nam. Lá phiếu của nhóm cử tri cờ vàng là thứ duy nhất giúp họ gây áp lực lên Nghị viện EU trong 3 tháng vận động sắp tới.

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
52SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG