25 C
Hanoi
Thứ Hai, Tháng Năm 20, 2024

Đừng cản trở sự phát triển của đất nước bằng những cáo buộc ấu trĩ

Tôi có lẽ là nhà báo đầu tiên phản ứng chuyện đồng nghiệp Nguyễn Thu Trang “điều tra” chuyện Sungroup phá rừng. Tuy nhiên, tôi chỉ phản ứng mỗi chuyện đó thôi. Không nói thêm điều gì nữa.

Tôi càng không ủng hộ quan điểm “đánh” Trang vì dựng quán ăn trên đất nông nghiệp.

Tôi từng có nhiều tút chửi bới cái luật đất đai khốn nạn của Việt Nam, phân chia nhiều loại đất, để giảm giá trị đất, rồi nhóm lợi ích nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp trong việc sử dụng đất, gây kiện cáo oan sai khắp chốn. Đất nào chả là đất, đất ruộng hay đất thổ cư cũng là đất, cớ gì vì một mẩu giấy mà làm giảm giá trị của nó đi?

Nhưng, chị Trang lại dẫn dắt một bộ phận, đi theo quan điểm cực đoan của mình, là quy kết một tập đoàn lớn đang… phá rừng, đang kiếm chác tài nguyên, đang phá hoại tương lai, phá hoại môi trường.

Với quan điểm của tôi, đây hoàn toàn là sự cáo buộc ấu trĩ.

Tranh cãi việc này chả đi đến đâu cả, vì chúng ta đang đứng ở các góc độ khác nhau để phán xét. Tôi chỉ kể vài mẩu chuyện thế này:

Cỡ gần 10 năm trước, khi biết tin chỗ Tam Đảo II bây giờ trồng được sâm Ngọc Linh, mấy đại gia ở Hà Nội, đã rủ tôi khám phá Tam Đảo mấy ngày, vì tôi có chút hiểu biết về sâm. Khi đó, vào chùa Địa Ngục đi xe máy được, nhưng chúng tôi đi bộ. Đi bộ để còn khám phá các ngóc ngách của rừng, quan sát thảo dược, kiểm tra địa chất, nguồn nước…

Đúng như ông anh đồng nghiệp Nguyễn Huy Minh viết, Tam Đảo làm gì còn cây lớn, gỗ quý. Đúng là như vậy, chỉ còn gỗ tạp. Cây quý có lẽ phá hết từ thời Pháp rồi. Người Pháp đã xây trên Tam Đảo hàng trăm biệt thự, với những tường đá dày cả mét. Sau, dân ta phá sạch, hoặc chất cả trăm tấn củi lấp kín biệt thự, đốt lửa mấy ngày, cả biệt thự biến thành vôi, tha hồ có vôi xây nhà.

Tam Đảo quý hiếm và tuyệt vời, vì nó ở gần Hà Nội và có độ cao tới 1.500m. Độ cao trên 1.000m, thì mát lạnh. Cái quý là không khí trên giời cao mà thôi.

Câu chuyện khảo sát Tam Đảo II (khu vực chùa Địa Ngục) của tôi, cùng các đại gia, mang một ý nghĩa khác. Nếu sâm Ngọc Linh di thực sống được, phát triển tốt, thì anh bạn đại gia sẽ lấy vài trăm, đến vài ngàn ha, rồi lập dự án trồng sâm, trồng thảo dược dưới tán từng và kèm vào đó là hệ thống biệt thự, nhà nghỉ, khách sạn, khu chăm sóc sức khỏe, khu nghỉ dưỡng… Dân tình sẽ lên đó nghỉ ngơi, sử dụng thảo dược chăm sóc sức khỏe… Lập dự án trồng sâm, trồng thảo dược, có lẽ cũng chỉ là cái cớ, để thôn tính vài ngàn ha. Việc đó, doanh nghiệp cỡ ngàn tỷ làm được. Thế nhưng, quá trình tìm hiểu mới biết, sâm Ngọc Linh trồng ở Tam Đảo không chịu lớn, cứ còi cọc bé xíu, 5 tuổi mà cao được chục centimet, nên âm mưu thôn tính Tam Đảo bị phá sản.

Cũng mới chỉ năm kia thôi, tôi mua được cả tấn sâm tiết trúc. Đồng bào Mông cứ thấy là nhổ ráo, to nhỏ nhổ tất. Tôi gọi cho ông anh có một resort rất lớn ở chân núi Ba Vì, nghĩ cách bảo tồn giống sâm này. Nếu mua chục tấn sâm nhỏ, trồng lại được, dăm năm sau, thu cả trăm tỷ như chơi.

Thế rồi, anh gọi tôi lên Ba Vì, chạy tuột một mạch vào lõi rừng. Anh chỉ tay bao quát, nói rằng, anh đã sở hữu được 500 héc ta, đang tính lấy thêm độ 300 héc nữa, nhưng vướng phải ông quan to, không đấu được. Tôi lôi GPS ra đo, độ cao có 500m, không trồng sâm được, vì không đủ độ lạnh.

Nhưng, chuyến đi khảo sát với anh, mới biết rằng, Vườn quốc gia Ba Vì, rộng độ 11.000 héc ta, không biết còn bao nhiêu héc-ta chưa rơi vào tay các quan lớn, các đại gia. Có lẽ, chỉ còn cái chóp, nơi đền thờ Bác, là bố tổ thằng nào dám động vào. Đỉnh Ba Vì là núi Tản, là long mạch nước Việt, là nơi linh khí trời đất phát ra, nên đại gia nào cũng muốn có miếng to to, sau về tĩnh dưỡng và hưởng khí.

Giờ, chúng ta thử đi quanh chân núi Ba Vì, len lỏi vào trong Vườn quốc gia, xem có gặp nhà cửa, resort, biệt thự không? Ngay chân núi, nằm trong Vườn quốc gia, một thằng doanh nghiệp oắt con còn xẻ rừng xây hơn trăm biệt thự, bán chục tỷ/cái. Còn trên lưng núi, lẫn trong rừng, đầy resort, khách sạn, nhà nghỉ. Ông Sun xây cả cái Bà Nà, cả cái Fansipan, là những công trình kỳ vĩ có số má với thế giới, cũng không tốn đất rừng bằng cái thằng doanh nghiệp oắt con này.

Chẳng thiếu gì cách để lách luật, chiếm rừng. Anh bạn đại gia có mấy trăm héc ở đấy phân tích, rằng lập dự án, rồi chiếu theo luật, được sử dụng 5% diện tích để xây dựng. Vậy, 5% của ngàn héc-ta là bao nhiêu? Có mà tha hồ xây. Mình không hiểu cái vụ vằn vèo này lắm, nhưng đại loại nó là như vậy.

Nói về chuyện cố ép cái tập đoàn Sun phá rừng, nhớ đến hồi tập đoàn này làm cáp treo lên Fan. Hôm nọ viết tút, một cô oắt con nứt mũi, cmt mình là “thằng bàn phím chưa leo Fan bao giờ, mà đòi phát biểu”. Trừ ông Trần Ngọc Lâm, mấy ông kiểm lâm, mấy ông porter, dân Mông đi rừng, thì chắc chả có thằng dở hơi rảnh háng nào đi Hoàng Liên Sơn nhiều như tôi. Cái đỉnh Fan đi về trong ngày chả khác gì đi chơi.

Hơi dài dòng tý, đại loại, hồi Sun làm cáp treo, ông Trần Ngọc Lâm gọi “cháu ơi, thằng Sun nó chặt hết vân sam rồi”, tôi liền phi thẳng lên Lào Cai, rồi cuốc bộ xuyên rừng mấy ngày. Cả nước Việt Nam chỉ có 400 cây vân sam, mọc ở quanh đỉnh Fansipan. Sau phát hiện ra có vài cây ở Lũng Cú. Khu du lịch Ngọc Long của Trung Quốc có vài cây mà họ giữ như mả tổ. Đây là loại cây cho ra đời loại nấm phục linh thiên quý hiếm, mà mình từng viết, và từng được ăn. Viết xong, tổ sư, dân buôn dược liệu vặt toàn nấm trên cây sa mộc dầu, với cây thông giả phục linh thiên đem bán.

Lại bị dài dòng. Đại loại tôi tìm lên, lùng sục, đến tất cả những địa điểm Sun tập kết, mở đường cuốc bộ, đường cẩu, dựng cột… nhưng tuyệt nhiên, không có cây vân sam nào bị đốn hạ, bị gẫy cành. Hóa ra ông Lâm cũng… nghe kể.

Nói chuyện với mấy ông vác xi măng, kéo ngựa thồ, mấy ông kể rằng, chỉ cần làm xước cành cây, thì cũng bị đuổi việc ngay lập tức, chứ đừng nói đến chuyện chặt tùng cổ (vân sam).

Vụ đó, tưởng có loạt điều tra, “mày chết với ông” ai dè toàn nghe hơi nồi chõ. Càng sau này, quan sát kỹ, càng thấy tầm nhìn của những nhà thiết kế của tập đoàn này. Giờ chúng ta ngồi trên cáp treo, nhìn xuống, thấy cây xanh ngằn ngặt, những “cây nấm” khổng lồ ngay dưới chân cáp treo, là những cây vân sam ngàn năm tuổi. Từng kẽ đá, lối đi, họ cắm biển chú thích về những cây đỗ quyên vài trăm năm tuổi.

Thực ra, chỉ có bọn trọc phú, bọn lợn, thì mới đi phá cây cối, cảnh quan. Cái giá trị nhất của những công trình, nó là cảnh quan, chứ có phải cái khối bê tông, hay cái tượng Phật đâu. Ngu gì mà phá. Nhìn về các công trình ở đồng bằng, ven biển của các tập đoàn lớn, giá trị ngoài xây dựng, nó nằm nhiều ở tiện ích, cảnh quan, với cây xanh rợp lối.

Nhìn lại Bà Nà xem là cái gì? Trăm năm trước, người Pháp mở đường lên xây cả trăm biệt thự. Pháp đi khỏi Việt Nam, thì công trình đổ nát hết cả. Cái này cũng giống Tam Đảo, Ba Vì, Đà Lạt… người Việt chúng ta có truyền thống phá hết cái cũ để khỏi… ngứa mắt.

Bà Nà được giao cho một doanh nghiệp, với khát vọng làm sống dậy địa danh du lịch mát lành từ thời Pháp. Nhưng, cái doanh nghiệp đó đã không làm được, có tiền đâu mà làm. Cho nên bị thu hồi. Tất nhiên, mấy kẻ đó thù Sun lắm, chống phá ác liệt đến giờ. Chống phá kiểu củ chuối đổ tội phá rừng, làm Bà Nà nóng lên.

Đỉnh Bà Nà, Sungroup đã làm được một công trình vĩ đại, đẳng cấp thế giới, với nhiều kỷ lục. Đà Nẵng lên như diều gặp gió.

Đấy là công trình du lịch, thăm quan, vui chơi, chứ cũng ngay Đà Nẵng, cái Resort Đà Nẵng Intercontinental với hàng trăm biệt thự lẫn trong rừng, nó là cái gì? Kẻ nào đứng đó mà chửi nó phá rừng, phá hoại thiên nhiên, thì ấu trĩ đến mức, xin lỗi, đầu toàn cứt. Công trình đó nó hài hòa thiên nhiên đến mức không thể tưởng tượng nổi. Bản thân tôi đã lạc vào đó, và thực sự kinh ngạc. Một con đường phải lượn quanh queo để tránh một cái cây bằng cổ chân. Đứng từ biển nhìn vào, thấy biệt thự trắng nổi lên nền xanh. Đứng trên núi nhìn xuống, chả thấy nhà cửa đâu cả. Các kiến trúc sư đã tôn trọng từng nhành cây ngọn cỏ, để tạo nên một công trình bao năm đều đứng đầu thế giới về kiến trúc cảnh quan. Vậy nên, giờ đàn khỉ, voọc quanh đó ngày càng đông đúc. Ai dám vác súng vào rừng đó mà bắn.

Trở lại cái Tam Đảo thị trấn bây giờ thôi. Điểm nhấn bây giờ, có lẽ là tòa biệt thự khủng, trị giá vài trăm tỉ trên một mỏm núi. Phải nói quá hoành tráng, quá đẹp, quá đẳng cấp. Resort của Tập đoàn Dầu Khí, giờ đổi tên thành Bedevel resort gì đó, cũng rất đẹp, với những tòa biệt thự lẫn trong rừng cây. Tôi cũng hay lên ở đây. Đẹp và hài hòa. Còn lại thì là gì? Là sự nát bét, là sự thối tha, là sự nhảm nhí đến khôn cùng. Khi quả núi đẹp đẽ, khi thị trấn mờ sương, bị cưa xẻ thành những lô đất rộng 4m, sâu không quan tâm, mọc lên những nhà ống làm nhà nghỉ. Người dân thì xẻ đất vườn, đất rừng ra bán. Tam Đảo cuối tuần không khác gì cái chợ, với công trường xây dựng ngổn ngang.

Chúng ta muốn có một Tam Đảo II tuyệt đẹp, quy củ, và lãng mạn, hay chúng ta muốn có một Tam Đảo II nham nhở như Tam Đảo bây giờ? Hay là cứ để im để có một… vẻ đẹp tiềm ẩm tìm mãi không ra đẹp chỗ nào?

Ngược lên Sapa. Chính quyền tầm nhìn không qua ngọn cỏ. Nên nó nhếch nhác thôi rồi. Khắp đất Sapa, có cả ngàn cá nhân, doanh nghiệp, mỗi ông sở hữu cả chục, cả trăm hec-ta đất rừng, đất đồi. Thậm chí, một cái ông mả mẹ quan chức Lào Cai, còn có cỡ 1.000 ha (cái này đồn thôi, vì có thể chỉ vài trăm ha). Sapa nó bị băm nát, nó khốn nạn như vậy, là do những ông đầu óc nửa vời, tiền bạc nửa vời phá nát, chứ tại sao lại quy cho cái Cáp treo kia phá rừng, rồi đổ tội cho nó, rằng là vì nó mà khách lên đông quá, phát triển nóng quá, làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp diễm lệ của Sapa. Đúng là một sự chửi bới ấu trĩ và ngu dốt không có gì để tả.

Hãy nhìn về Việt Nam 20 năm trước, mà thôi, cỡ hơn chục năm trước thôi, xem chúng ta có gì? Những bãi biển cát trắng chả có ma nào mò đến, vì chả có gì chơi. Những quả núi đẹp phục vụ mấy thằng tây balo ăn tiền trợ cấp thất nghiệp sang vạ vật chén gái miễn phí, rồi đám phịch thủ mỗi chuyến đi tiêu hết 200 ngàn đồng, có khi còn ăn nhờ ở nhờ miễn phí nhà dân, rồi truyền tai nhau cách lợi dụng lòng tốt của đồng bào.

Việt Nam có thế mạnh về cảnh quan, nên phát triển du lịch là định hướng rất đúng, vừa đem lại nguồn thu lớn, bền vững, lại ít trả giá môi trường nhất. Các tập đoàn lớn như Vingroup, Sungroup, FLC… thực sự đã đánh thức “vẻ đẹp tiềm ẩn” của đất nước. Họ kiếm được rất nhiều tiền, nhưng họ đã đổ vào dải đất tiềm ẩn này có lẽ cũng đã đến trăm tỷ đô la.

Chúng ta, cần nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, công tâm, đừng để biến thành một con cừu bị dắt mũi một cách ngu dốt.

Ảnh: Tôi cùng nhóm đại gia đi khảo sát Tam Đảo, chùa Địa Ngục, sâm Việt Nam (Ngọc Linh) trồng ở chỗ Tam Đảo II gần chục năm trước.
(Theo FB Phạm Ngọc Dương)

Đừng cản trở sự phát triển của đất nước bằng những cáo buộc ấu trĩ

Nguồn: Chống Diễn biến hòa bình

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
52SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG