25 C
Hanoi
Thứ Hai, Tháng Năm 20, 2024

Người dân Việt Nam nên “tham gia vào các cơ chế nhân quyền quốc tế” như thế nào?

Ngày 22/01/2019, phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền (UPR) của Việt Nam đã diễn ra ở Geneve, Thụy Sĩ. Trong buổi kiểm điểm, Việt Nam đã nhận được 291 khuyến nghị từ 121 quốc gia – những con số được cho là lớn. 

Người dân Việt Nam nên

Các nước tham gia phát biểu đã khen ngợi Việt Nam về một số thành tựu – như việc tham gia Công ước chống tra tấn, Công ước về quyền của người khuyết tật; việc cải cách luật pháp và thể chế để tôn trọng và bảo vệ nhân quyền; việc cải thiện bình đẳng giới, quyền tự do tôn giáo, quyền của các nhóm yếu thế và LGBT; việc giảm án tử hình; và việc gia tăng thúc lợi, thúc đẩy phát triển bền vững… 

Tuy nhiên, các nước phương Tây cũng tiếp tục chất vấn Việt Nam trong một số vấn đề quen thuộc – như quyền tự do bầu cử và ứng cử; quyền tự do ngôn luận và báo chí; quyền tự do lập hội và biểu tình; quyền của các tổ chức, cá nhân chống đối và các nhóm thiểu số trong xã hội; quyền sở hữu đất; độ độc lập của nền tư pháp; và số lượng án tử hình được tuyên.

Những khuyến nghị mà các nước phương Tây đưa ra cho Việt Nam cũng chủ yếu xoay quanh số vấn đề này. Chẳng hạn, Czech đề nghị Việt Nam chấp nhận “đa nguyên chính trị”; Áo và Đan Mạch đề nghị Việt Nam cho phép báo chí tư nhân; Mỹ đề nghị sửa Luật An ninh Mạng; Hà Lan đề nghị Việt Nam thông qua Công ước số 87 của ILO, quy định quyền tự do lập hội, trong vòng 1 năm tới… Nhiều nước cũng đề nghị Việt Nam sửa, bỏ những luật hình sự và các biện pháp khác để xử lý các đối tượng gây rối trật tự, hoạt động chống Nhà nước, đe dọa an ninh quốc gia.

Chính phủ Việt Nam sẽ thảo luận về các khuyến nghị nhận được, và có câu trả lời chính thức tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 06/2019.

Trong tuần qua, hai tốp người Việt Nam đến dự phiên điều trần, trong nước là là Human Rights Space (HRS) và “Nhóm làm việc UPR 2019”, ngoài nước do Việt tân tổ chức – đã tiến hành các hoạt động đưa tin, biểu tình, tường thuật trực tiếp phiên điều trần… mà họ thông báo hồi tuần trước. Hầu hết hoạt động suôn sẻ, riêng Trần Kiều Ngọc bị chê cười vì tổ chức biểu tình trong giờ kiểm điểm của Chile thay vì Việt Nam. Vụ này gây ra một cuộc cãi vã trên Internet, trong đó nhóm chê cười Ngọc bị gọi là “y, thị” vì dám “bôi nhọ, vu cáo” Ngọc.

Ngoài những hoạt động vừa nêu, các hội đoàn liên quan đang tiến hành tuyên truyền về sự kiện theo hai hướng.

Thứ nhất, giới chống đối đang mượn dịp này để công kích Việt Nam vi phạm nhân quyền. Họ chủ yếu nhắm vào 2 vấn đề, là Luật An ninh Mạng, và án tù cùng những biện pháp khác để xử lý, khắc chế các cá nhân có hoạt động chống Nhà nước. Bên cạnh đó, họ cũng công kích câu trả lời của đại diện Bộ Tư pháp Việt Nam, rằng “số liệu án tử hình là một nội dung liên quan đến các quy định về pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước của Việt Nam”. Về điểm này, Luật khoa Tạp chí lưu ý rằng “trên thực tế, thông tin về việc thi hành án tử hình không được nhắc đến trong các nhóm thông tin thuộc diện “bí mật nhà nước” được quy định trong Pháp lệnh về Bảo vệ Bí mật Nhà nước hay mới đây là Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước”.

Thứ hai, họ kêu gọi người dân tham gia nhiều hơn vào các cơ chế nhân quyền quốc tế. Chẳng hạn, HRS và một thành viên Luật khoa Tạp chí là Lê Nguyễn Duy Hậu viết rằng người dân nên thúc đẩy chính phủ chấp nhận các khuyến nghị trong kỳ UPR và thực hiện các khuyến nghị đã được chấp nhận. Ngoài ra, HRS cũng nhắc độc giả rằng Việt Nam sẽ báo cáo việc thực thi Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị vào tháng 03/2019.

Các cơ chế nhân quyền quốc tế đúng là cơ hội để Việt Nam cải thiện hệ thống pháp luật, nhằm nâng cao lợi ích của người dân. Nhưng chúng cũng là cơ hội để nước ngoài thay đổi cấu trúc của nền chính trị Việt Nam, nhằm phục vụ cho các mục đích vị kỷ của họ. Điều này thể hiện rõ qua số khuyến nghị mà các nước phương Tây gửi đến Việt Nam. Vì vậy, độc giả Việt Nam cần tỉnh táo, để hiểu rằng các cơ chế nhân quyền quốc tế cũng giống như những phiên chợ buôn bán quyền lực, nơi chẳng lái buôn nước ngoài nào giúp đỡ nông dân bản địa một cách vô vụ lợi.

HRS và giới chống đối muốn tận dụng phiên chợ này, điều đó tốt cho họ. Dù vậy, sự hiện diện của giới chống đối trong các cơ chế nhân quyền quốc tế sẽ mang lại rất ít lợi ích cho người dân Việt Nam. Nhìn cách màn khoe công, tranh khách của Việt Tân và Trần Kiều Ngọc trong phiên UPR vừa qua, có thể thấy họ đang đem thói gian thương, chợ búa vào diễn đàn này. Còn Luật khoa Tạp chí thì đã bình luận sai, vì Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước chỉ đưa ra khung quy định chung, chứ không ban hành các danh mục bí mật nhà nước cụ thể. Một số văn bản chi tiết, như Quyết định 01/2004/QĐ-TTg, đã quy định rằng “thống kê án tử hình” thuộc “danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật của ngành Tòa án Nhân dân”.

Dù nhân quyền có bị nước ngoài coi như mặt hàng, thì người đi chợ nhân quyền cũng cần có đạo đức và kiến thức.

Nguồn: Loa Phường

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
52SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG