Trang chủ Luận bàn - Phản biện “Một năm kinh tế buồn” hay là chống chế cho sự kém...

“Một năm kinh tế buồn” hay là chống chế cho sự kém thích nghi

30
0

Thời gian gần đây, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, có những quan điểm cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang gặp khủng hoảng, suy thoái. Những quan điểm này lấy “dẫn chứng” là tình trạng trả mặt bằng, treo biển xuất hiện nhiều trên các trục đường trước đây sầm uất ở các thành phố lớn. Nhưng thực tế ra sao?

“Một năm kinh tế buồn” hay là chống chế cho sự kém thích nghiMột số mặt tiền ở trung tâm TP.HCM treo bảng cho thuê mặt bằng.

Tuy nhiên, các phóng sự, tìm hiểu của báo chí cho thấy nguyên nhân của tình trạng này thực tế lại xuất phát từ xu hướng thị trường. Cụ thể là ở các chợ truyền thống, nhiều tiểu thương đóng sạp hoặc sang nhượng, cho thuê với giá rẻ mạt do kinh doanh ế ấp, mất rất nhiều khách. Tuy nhiên, họ đều thừa nhận một điều rằng yếu tố chính là do các sàn thương mại điện tử và thói quen mua hàng đã thay đổi.

“Một năm kinh tế buồn” hay là chống chế cho sự kém thích nghiChợ An Đông ế khách.

Kể từ dịch Covid-19, phần lớn khách hàng đã tập làm quen với việc mua hàng qua các kênh phi truyền thống như sàn điện tử, đặt grab, foody hay mua trực tiếp từ người bán. Ngay cả những người lớn tuổi giờ cũng chẳng lạ lẫm gì với chuyện mua hàng online. Dần dà thói quen mua hàng ở chợ giảm sút, chuyện các sạp ế ẩm, mất khách do không thích nghi, chuyển đổi là chuyện đương nhiên. Không thể đổ tại kinh tế đi xuống hay đi lên.

“Một năm kinh tế buồn” hay là chống chế cho sự kém thích nghiThói quen người dùng đã thay đổi rất nhiều.

Còn ở góc độ vĩ mô, theo báo cáo Triển Vọng Kinh tế Thế giới tháng 10/2023 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhiều nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2024 nằm ở khu vực châu Á và châu Phi Cận Sahara. Đây là hai khu vực ghi nhận tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới…

Cụ thể, nền kinh tế đứng đầu danh sách này là Macao với mức tăng trưởng GDP dự báo năm 2024 là 27,2%. Kinh tế Macao phụ thuộc lớn vào du lịch – ngành tạo ra hơn 60% việc làm và đóng góp gần 70% GDP. Theo sau Macao là Palau và Ấn Độ với mức tăng trưởng lần lượt là 12,4% và 6,3%.

“Một năm kinh tế buồn” hay là chống chế cho sự kém thích nghi

Trong dự đoán của IMF, Việt Nam đứng thứ 20 trong danh sách này với mức tăng trưởng năm 2024 được dự báo đạt 5,8%. Trên toàn cầu, IMF dự báo mức tăng trưởng GDP bình quân năm tới là 2,9%.

Như vậy, ngay cả các tổ chức kinh tế lớn đều công nhận nền kinh tế Việt Nam đang vận hành trơn tru, ổn định. Nếu chỉ nhìn vào một vài trường hợp riêng biệt để suy đoán nền kinh tế đi xuống là sự thiển cận, thiếu cái nhìn về một bức tranh tổng quát.

Đông Duy

Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây