Trang chủ Đối tượng Những kẻ phản động như Việt Tân có lẽ không bao giờ...

Những kẻ phản động như Việt Tân có lẽ không bao giờ hiểu được “Dân chủ là gì?”

57
0

Với cái chiêu trò cũ rích là nèo lái, đánh tráo khái niệm, rắt mũi dư luận “Vịt Tân” hôm nay giật tít “không thể để BỊ GỌI TÊN LÀ PHẢN ĐỘNG”. Hài, ra cái vẻ là đạo đức, ra cái vẻ ta đây là chính danh, ta là tổ chức đấu tranh vì lợi ích của dân, bảo vệ quyền con người….

Những kẻ phản động như Việt Tân có lẽ không bao giờ hiểu được “Dân chủ là gì?”

Đọc những nội dung của “Tân” tự nhiên tôi lại nhớ đến một câu:

Chuột chù đứng giữa vườn hoa

Bôi son, chát phấn vẫn ra chuột chù

Vậy hiểu cho đúng thế nào là tự do, thế nào là dân chủ theo hiến pháp và pháp luật của Việt Nam và Quốc tế? Và cái tự do dân chủ mà “Vịt Tân” rêu rao kia là như thế nào?

Như thế nào là dân chủ tự do?

Dân chủ tự do là một thể chế nhà nước. Đây là một hình thức dân chủ đại nghị nơi mà thẩm quyền của các đại diện dân chủ được bầu ra thực thi quyền ra quyết định phụ thuộc vào nền pháp trị và thường được hiến pháp tiết chế. Hiến pháp nhấn mạnh sự bảo vệ quyền và tự do của các cá nhân và ràng buộc các nhà lãnh đạo.

Các quyền và quyền tự do được hiến pháp của nền dân chủ tự do bảo vệ rất đa dạng, nhưng thường gồm những dạng chính sau đây: quyền xử lý theo trình tự luật (due proces of law), quyền riêng tư, quyền sở hữu tài sản và quyền bình đẳng trước pháp luật, và quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do tôn giáo. Ở các nền dân chủ tự do, các quyền (tự do) này thường được đảm bảo theo hiến pháp, hoặc được tạo nên bởi luật pháp hay luật tố tụng mà có thể các luật đó có thể làm cho các cơ quan dân sự khác nhau có quyền để quản lý hay thực thi các quyền này.

Theo luật quốc tế thì:

Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966.

Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR) năm 1948 nêu rõ: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không có giới hạn về biên giới”.

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966 cũng quy định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ”.

Theo quy định tại Điều 19, Công ước ICCPR năm 1966: “Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận có thể phải chịu một số hạn chế nhất định và những hạn chế này cần được quy định bởi pháp luật, nhằm tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội”. Như vậy, theo quy định của pháp luật quốc tế, quyền tự do ngôn luận không phải là tuyệt đối.

Còn theo Hiến Pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:           Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã nhấn mạnh vai trò của Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về Nhân dân. Nhân dân ủy thác thực hiện quyền lực cao nhất cho Quốc hội để thực hiện quyền lập hiến như đề xuất sửa đổi Hiến pháp, thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp, thảo luận và biểu quyết thông qua Hiến pháp, khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành; việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định…

Quốc hội có trách nhiệm quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập và bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh đứng đầu các cơ quan này nhằm đảm bảo sự vận hành và thực thi hoạt động quản lý nhà nước và quản lý xã hội theo theo sự ủy quyền của Nhân dân cho Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất.

Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện nhất quán tư tưởng của Bác hồ, của Đảng về vị trí, vai trò của Nhân dân trong lịch sử đấu tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước trải qua mấy ngàn năm lịch sử. Tư tưởng lấy dân làm gốc của Bác hồ đã được lịch sử chứng minh qua các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chính vì vậy, Hiến pháp năm 2013 là sự kết tinh và thể hiện tính đúng đắn về quyền làm chủ của Nhân dân đối với đất nước, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã lựa chọn.

“Nước ta là nước dân chủ,

Bao nhiêu lợi ích đều là vì dân,

Công việc đổi mới và xây dựng là trách nhiệm của dân,

Chính quyền từ xã đến Chính phủ do dân cử ra,

Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên,

Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.

Dân chủ tự do mà “Vịt Tân” rêu rao ở đây là gì?

Hiện nay trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, dân chủ là vấn đề được các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị coi là một “mũi nhọn” tập trung xuyên tạc, chống phá. Vì vậy, đấu tranh, phản bác thủ đoạn này cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Vấn đề dân chủ không đứng riêng một cách biệt lập, mà được các thế lực thù địch xuyên xoáy, xen lồng trong các vấn đề nhân quyền, dân tộc, tự do tín ngưỡng, tôn giáo,… tạo “hợp lực” chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Những luận điệu xuyên tạc dân chủ được chúng thực hiện trên tất cả các lĩnh vực; trong đó, xuyên tạc dân chủ trên lĩnh vực chính trị là trọng điểm, mang tính bao trùm, được triển khai trên hai hướng chính: thứ nhất, bóp méo, xuyên tạc những biểu hiện dân chủ trong đời sống hiện thực; thứ hai, xuyên tạc bản chất, căn nguyên của tình trạng “mất dân chủ”, “không có dân chủ” ở nước ta. Các luận điệu xuyên tạc được thực hiện với nhiều hình thức, biện pháp rất xảo quyệt và tinh vi, tạo nên “ma trận”, dàn “hợp xướng” tiến công ta từ nhiều phía. Chúng kết hợp bên trong và bên ngoài với nhiều lực lượng; kết hợp dùng “lý luận cao siêu” với kiểu “hàng tôm hàng cá”; kết hợp chống quan điểm với trực tiếp tiến công vào con người, tổ chức. Chúng ra sức lợi dụng những thiếu sót, khuyết điểm của ta; khai thác các thông tin trong nước và quốc tế liên quan để lồng ghép các luận điệu xuyên tạc. Các luận điệu họ đưa ra đều cố tỏ vẻ khách quan, khoa học, tâm huyết với vận mệnh quốc gia, dân tộc; khoác cái áo “nhà dân chủ”, “yêu nước” để chống phá, xuyên tạc. Họ triệt để lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các nền tảng mạng xã hội để móc nối, tập hợp, huấn luyện các đối tượng, lập các trang, nhóm, tài khoản có số người theo dõi lớn nhằm lan truyền những luận điệu xuyên tạc.

Thế như vậy có thể được hiểu quyền tự do dân chủ ở Việt Nam luôn được tôn trọng và quy định rõ ràng trong hiến pháp và pháp luật. Tất cả công dân đều có quyền tự do, dân chủ được hưởng và thực thi quyền của mình trước mọi hoạt động, các lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua tổ chức đại diện quyền lực cao nhất là Quốc hội. Dân chủ là phải có tổ chức, dân chủ phải có kỷ luật, kỷ cương, chứ không phải là dân chủ vô tổ chức, dân chủ vô kỷ luật. Lợi dụng báo đài phản động để đưa những phát ngôn thiếu tính tổ chức, thiếu tính xây dựng, có tư tưởng chống phá, phá hoại thành quả cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, đi ngược lợi ích của quần chúng.

BÁ. TUẤT

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây