Trang chủ Đối tượng Thủ đoạn không mới của Hoàng Dũng và Việt Tân

Thủ đoạn không mới của Hoàng Dũng và Việt Tân

109
0

Đây là thủ đoạn không mới nhưng vô cùng nguy hiểm nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của chúng, với mục đích vô cùng thâm hiểm là làm cho nhân dân ta không tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Từ đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy, thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta như thế nào?

Thủ đoạn không mới của Hoàng Dũng và Việt Tân

Ngày 08/01/2023, trên trang facebook của Việt Tân có đăng tải bài viết Với tiêu đề “THA HÓA” của tác giả Hoàng Dũng. Tác giả bài viết cho rằng “nạn tham nhũng ở Việt Nam sẽ chỉ ngày càng tồi tệ” và “tham nhũng là bản chất của chế độ”. Mục đích của Việt Tân khi đăng tải bài viết này nhằm xuyên tạc thực trạng công tác phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay.

Như chúng ta đều biết, tham nhũng là một hiện tượng tồn tại tất yếu khách quan trong xã hội có phân chia giai cấp, có nhà nước. Tham nhũng là một hiện tượng xấu cho xã hội, nó gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế của đất nước. Nó làm suy thoái đạo đức, lối sống của không ít cán bộ, công chức, làm cho bộ máy nhà nước hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, thậm chí làm mục ruỗng bộ máy nhà nước, đe dọa sự tồn vong của đất nước, của chế độ.

Thực tế đã chứng minh, không riêng ở Việt Nam, các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước tư bản phương Tây, tham nhũng cũng đang là căn bệnh trầm kha.

Theo CBSlocal đưa tin, ngày 11/2, Đại học Illinois tại thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ ra báo cáo thống kê tình trạng tội phạm tham nhũng tại các thành phố lớn của Mỹ. Theo đó, giai đoạn từ 1976 tới 2016, Chicago có hơn 1.700 công chức bị xử lý, cao nhất tại Mỹ. Los Angeles đứng thứ hai với trên 1.500 cá nhân. Manhattan đứng thứ ba với hơn 1300 người. Đứng thứ tư và thứ năm lần lượt là Miami với 1.165 công chức và Washington DC với gần 1.200 người. Nam thành phố này đứng đầu về số người bị kết tội tham nhũng trong số 93 quận tư pháp liên bang trải khắp nước Mỹ.

Hay như Thụy Điển, nước luôn được xếp đứng đầu về chỉ só tham nhũng thấp nhất ở Liên minh châu Âu (EU). Theo một cuộc thăm dò sâu rộng do tạp chí Format chuyên về kinh doanh, chính trị, văn hóa và lối sống của các quốc gia EU, có trụ sở tại Vienna (Áo) thực hiện vào cuối tháng 2 vừa qua. Trong số 2.000 công dân Thụy Điển sống rải rác khắp đất nước ở độ tuổi từ 18 đến 55 được hỏi, kết quả đã có đến hơn phân nửa (58%) thừa nhận từng chứng kiến việc đưa và nhận hối lộ. Theo thống kê của Ủy ban châu Âu (EC), trung bình khoảng 1/8 số công ty hoạt động tại Thụy Điển có liên quan đến tham nhũng, họ phải chi tiền “bôi trơn” cho giới chức quản lý các cấp dể công việc kinh doanh được “thuận buồm xuôi gió”. Còn khoảng 1/5 dân chúng biết được chính xác danh tính những người có chức quyền đã bị mua chuộc nhưng “không tiện nói ra”.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, tham nhũng là một hiện tượng khách quan trong xã hội còn giai cấp và còn nhà nước, không phụ thuộc vào bản chất của chế độ. Mỗi quốc gia muốn giảm tỷ lệ tham nhũng thì phải làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng, trong các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI, XII, XII đã đề ra nhiều chủ trương, quan điểm cụ thể. Đảng ta xem đấu tranh phòng, chống tham nhũng là sự nghiệp của toàn dân. Quan điểm này được thể hiện rất rõ trong Văn kiện: “Nâng cao vai trò phát huy tính tích cực, chủ động và phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội, nhân dân, doanh nghiệp, báo chí trong phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng”.

Quan điểm của Đảng trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII đã có nhiều điểm mới về phòng, chống tham nhũng, nhất là vấn đề động viên, khuyến khích, khen thưởng và chỉ đạo các cơ chế để bảo vệ những tổ chức, cá nhân dám tố cáo hành vi tham nhũng. Vấn đề này đã được Văn kiện khẳng định: “Có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí”, với phương châm: “Sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó và không có “vùng cấm” trong phòng, chống tham nhũng”.

Để thực hiện đường lối, chủ trương về phòng, chống tham nhũng của Đảng, Quốc hội đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, như: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012 và ngày 20/11/2018 Quốc hội lại tiếp tục ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Đặc biệt tại khoản 2 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải… kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”. Có thể nói đây là đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, vấn đề phòng, chống tham nhũng được ghi nhận vào Hiến pháp. Để phòng, chống tham nhũng, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã có một chế định pháp lý riêng, quy định các tội phạm tham nhũng.

Đặc biệt, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng Trung ương, mà đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cùng với Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, nên trong những năm qua, nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã được phát hiện và đưa ra xét xử nghiêm minh theo đúng các quy định của pháp luật, được tuyệt đại đa số nhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao.

Việc đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng ở nước ta hiện nay dẫn đến số vụ, số đối tượng bị phát hiện, điều tra, đưa ra xét xử tăng lên. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa tham nhũng ở Việt Nam tăng lên mà nó chỉ khẳng định sự quyết liệt và tính hiệu quả trong công tác phòng chống tham nhũng ở nước ta. Điều này phủ định hoàn toàn luận điệu của Việt Tân khi cho rằng “nạn tham nhũng ở Việt Nam sẽ chỉ ngày càng tồi tệ”.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay đang được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiến hành một cách quyết liệt và toàn diện, với nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng, thu được nhiều kết quả tích cực.

Suy cho cùng, mục đích của Việt Tân và Hoàng Dũng khi đăng bài viết này nhằm xuyên tạc thực trạng công tác phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta có thể tin tưởng rằng, với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước, công tác phòng, chống tham nhũng của nước ta sẽ đem lại nhiều kết quả tích cực hơn nữa, góp phần làm trong sạch bộ máy lãnh đạo, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực phản động, đưa đất nước ta ngày càng phát triển hơn nữa để sánh vai với các cường quốc năm châu.

NGUYỄN. ĐỒNG

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây