Bóc mẽ ván bài của Mỹ trên biển Đông

Bóc mẽ ván bài của Mỹ trên biển Đông

Hiện nay có một số người có tư tưởng Việt Nam nên dựa vào Mỹ để thoát Trung và ngược lại.

Xin ngắn gọn và nói rằng Việt Nam là quốc gia độc lập, có đường lối ngoại giao độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ quốc gia nào khác, hay nói một cách khác, đỉnh cao “nghệ thuật” của ngoại giao Việt Nam được gói gọn trong cụm từ “đối tác – đối tượng”.

Trong “đối tác” có “đối tượng”, trong “đối tượng” ẩn chứa những mặt, những cơ hội, yếu tố có thể tận dụng, chuyển hóa thành “đối tác”.

Nói thì ngắn gọn như vậy, nhưng để tìm hiểu nghệ thuật ngoại giao của Việt Nam thì không hề đơn giản, ngay cả những nhà ngoại giao kỳ cựu trên thế giới, những “con cáo già” thuộc dạng bậc thầy về ngoại giao phương Tây còn phải ngán ngẩm và chịu thua những nhà ngoại giao Việt Nam, ẩn sau những con người nhỏ bé đó với những cử chỉ lịch thiệp, tao nhã là cả bề dày văn hóa, là sự linh hoạt, quyết đoán, nhẹ nhàng, sâu sắc, kiểu “lạt mềm buộc chặt”, lấy độc lập dân tộc, lợi ích dân tộc Việt Nam là cái bất biến, để dĩ vạn biến trong ngoại giao.

Nhiều yếu tố tác động góp phần hình thành và đẩy ngoại giao Việt Nam lên tầm “nghệ thuật”. Hẹn khi khác chúng ta sẽ đàm luận sâu hơn về ngoại giao, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau xem nước Mỹ đang chơi ván bài gì ở Biển Đông nhé:

Mấy ngày gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ có các tuyên bố về các hành động phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông, trong đó phía Mỹ nhắc đến hai trường hợp, một là trường hợp tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, hai là trường hợp Trung Quốc đặt trạm nghiên cứu trái phép tại Hoàng Sa.

Nhiều người hay nghĩ theo một câu nói đậm chất phim ảnh thế này: “Kẻ thù của kẻ thù là bạn”, ở đây, trong góc nhìn của một số người Việt, Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù và ngược lại, nếu theo lý thuyết trên, Mỹ hoàn toàn có thể là một người bạn của Việt Nam trong cuộc chiến đấu đòi lại chủ quyền lãnh thổ.

Nhưng thực tế, cái tuyên bố mà phía Mỹ vừa đưa ra không hề khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, phía Mỹ đã lồng ghép khéo léo yếu tố “gây bất lợi cho các nước Đông Nam Á”, có mục đích ngầm khẳng định rằng đây là vùng biển “tranh chấp quốc tế”, tuyên bố như vậy tức là đã phủ quyết chủ quyền hợp pháp của Việt Nam tại hai quần đảo này.

Đồng ý và tung hô cái ý kiến này, tức là đã chấp nhận rằng đây là vùng biển của quốc tế có tranh chấp, đã phủ nhận lập luận đanh thép của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Ngày 26/03/2020, bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Việt Nam phát biểu có đoạn: “Theo đó, mọi hoạt động tại hai quần đảo này phải có sự cho phép của Việt Nam”.

Nói cắt nghĩa câu trên tức đây là vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam không cần bàn cãi nhiều, làm gì thì phải xin phép Việt Nam, sổ đỏ mang tên ai thì là của người đó chứ đâu là vùng đất không chủ quyền, rồi cái thằng ở tận đâu đâu cũng nhảy vào đòi phần?

Nếu đã là vùng biển “quốc tế”, Mỹ hoàn toàn có quyền và lợi ích tại đây, như việc đã và đang khống chế eo biển Hormuz và khu vực Trung Đông, lấy lý do bảo vệ lợi ích Mỹ, đồng minh và hệ thống “petrodollar”.

Nhiều người hay nghĩ rằng Mỹ sẽ giúp Việt Nam, thậm chí còn mong rằng Việt Nam sẽ cho Mỹ thuê quân cảng nhất nhì Đông Nam Á là Cam Ranh làm căn cứ quân sự. Thậm chí, một ý tưởng táo bạo hơn được tô vẽ ra, đó là việc Mỹ sẽ đánh Trung Quốc vì Việt Nam. Điều này không khác gì tư tưởng trông chờ ngoại bang “ban phát” chủ quyền dân tộc, điều mà các tiền nhân chưa bao giờ làm và sẽ không bao giờ cho phép làm.

Lương Khải Siêu đã từng bút đàm với Phan Bội Châu, khuyên ông không nên dùng ngoại viện để giải quyết độc lập dân tộc. Bấy giờ, một số nhà tri thức dẫn đầu là Phan Bội Châu đã sang Nhật cầu viện quân Nhật giúp sức để đánh quân Pháp, nhưng hành động đấy thực chất không khác gì hành động “chuyển nhượng” Việt Nam từ thuộc địa Pháp sang thuộc địa Nhật. Xa hơn, Nguyễn Ánh phải chịu tiếng đắng muôn đời “cõng rắn cắn gà nhà” khi kêu gọi viện binh từ nhà Xiêm, Pháp, Thanh phục vụ việc quay trở lại nắm chính quyền đã thối nát của minh.

Trong những giờ phút hoạn nạn vì đại dịch Covid-19 thế này, hãy nhìn cách “anh cả” Mỹ đối xử với đồng minh phương Tây thân cận như thế nào.

Nhắc chuyện gần đây, anh bạn hàng xóm Philippines từng nghĩ rằng Mỹ sẽ vào điều động quân đội nếu phía Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough, đúng là Mỹ đã vào cuộc, nhưng Mỹ vào cuộc bằng cách im lặng cho Trung Quốc chiếm đóng mặc lời khẩn cầu từ phía Philippines.

Hai tháng sau từ thời điểm “sang tên đổi chủ” bãi cạn, ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc hân hoan bắt tay nhau trong một cuộc họp song phương còn Philippines thì chẳng thể làm gì hơn việc thưa kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Nhưng khổ nỗi, con người sai thì có tòa án xử, nhưng chẳng có tòa án nào xử được những quốc gia siêu cường cả, ngay cả Liên Hợp Quốc, cũng bị chi phối bởi lợi ích của các nước lớn.

Trong thời kỳ chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, phía Trung Quốc, Nga, Cuba đều có ý định đưa quân chiến đấu trực tiếp tại chiến trường nhưng Việt Nam nói không, có thể tiếp nhận vật lực, hỗ trợ, nhưng Việt Nam khước từ lời đề nghị quân đội quốc gia khác tham gia trực tiếp chiến đấu tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Bài học về số phận của bán đảo Triều Tiên để cho phía Trung Quốc và Hoa Kỳ quyết định luôn rất đắt giá. Thứ hòa bình được ban phát thì cũng có thể bị tước đoạt bất cứ lúc nào.

Biển Đông là khu vực có vị trí địa chính trị cực kỳ quan trọng, cùng với đó là trữ lượng dầu khí, hải sản, băng cháy… là mục tiêu mà bất cứ quốc gia nào cũng muốn có phần.

Mỹ luôn tìm kiếm một nước có thể đối đầu trực diện, lâu dài với Trung Quốc ở Biển Đông để giúp Mỹ thực hiện những mưu đồ chính trị của mình, đất nước đó phải hội tụ đủ yếu tố về quân sự, chính trị, địa lý, pháp lý… lướt qua danh sách trên, Mỹ loại bỏ hết các nước, duy chỉ còn lại nước Việt Nam.

Hơn ai hết Mỹ hiểu rõ sức mạnh tổng thể của quốc gia và cái chất của người Việt Nam nó mạnh mẽ như thế nào, nếu được cái gật đầu của Việt Nam thì Mỹ sẽ ăn mừng lớn lắm, kê cao gối mà ngủ. Nhưng không, Việt Nam có trí tuệ của Việt Nam có đối sách, sách lược, chiến lược vượt qua mấy thứ thủ thuật này của Mỹ nhiều lắm.

Và nếu Việt Nam chọn một phe để theo, phe phương Tây hay phương Đông, phe Mỹ hay phe Trung Quốc thì chắc chắn phe còn lại sẽ không để chúng ta yên phận. Bài học Ukraina khi rũ bỏ gấu Nga, ngả về phương Tây rồi hậu quả mà quốc gia này phải chịu là kinh tế ngày càng yếu kém, quyền tự quyết không có, phương Tây không chấp nhận để Ukraina gia nhập EU, bán đảo Crưm thì bị Nga thu hồi.

Việt Nam đã chiến đấu với Trung Quốc cả ngàn năm nay, Việt Nam rất hiểu Trung Quốc và Trung Quốc cũng rất hiểu Việt Nam. Bực mình thằng hàng xóm thì có thể bán đất để chuyển nhà, nhưng làm sao mà bốc cả đất nước Việt Nam di chuyển đi chỗ khác được?

Hôm nay chúng ta đang phải sống gần lão láng giềng xấu bụng, con cháu chúng ta vẫn phải sống cạnh Trung Quốc, vì vậy khéo léo, mềm mỏng, kiên quyết, kiên trì là điều không thể thiếu đối với Việt Nam, từ lịch sử xa xưa cho đến hiện đại.

Người nào muốn Việt Nam theo Mỹ thì cứ nhìn bài học của Philippines, Thái Lan hay Ukraina đấy. Còn những kẻ nào mơ về hạnh phúc cùng anh bạn phương Bắc hãy nhìn thật kỹ những mưu đồ dưới con đường tơ lụa là những “bẫy nợ”, sự đánh đổi quyền dân tộc, mà nhiều nước khi nhận ra đã “há miệng, mắc quai”.

Hơn bao giờ hết Việt Nam cần hết sức cảnh giác, linh hoạt, khéo léo.

Thế mới thấm và hiểu hơn trí tuệ của Đảng, Nhà nước ta trong xác định “đối tác, đối tượng”, phải nói một sự nhìn nhận rất thấu đáo và vượt thời gian, không gian của Đảng ta, và trong thời điểm dịch bệnh hiện nay lại thấy niềm tin, lòng yêu nước của nhân dân ta mạnh mẽ đến nhường nào.

Ảnh Tàu sân bay của Mỹ diễn tập trên Biển Đông

Nguồn: “Tiếng sóng Biển Đông”.

Bóc mẽ ván bài của Mỹ trên biển Đông

Nguồn: Facebook Nguyễn Thị Lý

25 Comments

  1. Cảm ơn tác giả đã cho mọi người hiểu rõ vấn đề hiện nay của Đất Nước. Và qua đây người dân VN càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Nhà Nước, của Đảng cộng sản Việt Nam. Hãy đoàn kết một lòng cùng với Nhà Nước. Chính Phủ đẩy lùi mọi ý đồ xâm lược của kẻ thù. VIỆT NAM MUÔN NĂM, BÁC HỒ MUÔN NĂM. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MUÔN NĂM

  2. nôi toét ra thế.mat vui. nhưng đừng là phải đưa vào chính mình chứ chẳng cây nhỏ vào ai.( trong tim cô kiếm ,trong kiểm có tìm)

  3. Ai thấy bài này nên đọc và đọc kỹ vì rất chiến lược và đầy trí tuệ như một không gian ba chiều rộng dài, sâu cao, để nhận thức thêm, hiểu đúng về vấn đề này

  4. Bài viết đúng rồi. Nhiều người thắc mắc là VN hiểu TQ mà nhà thầu TQ làm đường sắt trên cao CL-HĐ là một ví dụ. Cớ sao cứ lăm le giao TQ làm cao tốc BN.

  5. Chuyện biển đông là của hai con hổ việt Nam tọa sơn quan, một con hổ giấy đã được tu luyện để chỗi dậy và một con hổ thật bị ngủ quên mới tỉnh giấc…và việt nam không nên sen và …

  6. Giữa tâm dịch Covit Mỹ không rỗi hơi để giúp ai ngoài quyền lợi của họ

  7. Không dựa vào đâu vững chắc bằng lòng dân và tình thần yêu nước của Dân tộc Việt Nam 🇻🇳

  8. Lâu lắm mới thấy được một bài viết rất hay trên blog của “o Lý”.

  9. Trung Quốc mang tàu sân bay vào Biển Đông là để dằn mặt Trung Quốc . Mỹ rất sợ Trung Quốc soái ngôi vị bá vương của Mỹ . Trong tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam nêu rõ ” Việt Nam hoan nghênh các nước …… Tuân thủ luật pháp Quốc tế . Không có một từ nào hoan nghênh Mỹ . Còn việc Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Mỹ bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông . Thì điều này có lợi cho các bên trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền Biển Đảo ( 5 nước 6 bên có tranh chấp Biển Đảo ở Biển Đông ) . Còn một số người nói sao Mỹ không tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam . Cái này phải từ từ từng bước . Nếu Mỹ tuyên bố như vậy thì Mỹ không mang tàu sân bay vào Biển Đông khu vực Hoàng Sa của Việt Nam được . Họ mập mờ là ở chỗ đó . Chiến lược của Mỹ là tự do hàng hải và an ninh hòa bình khu vực Châu Á Thái Bình Dương…. Xin nói lại không bao giờ có chuyện Mỹ vào Biển Đông để đuổi Trung Quốc .

  10. Mấy hôm nay cđm đang râm ran chuyện ủng hộ 100k đô cho tq. Việc ủng hộ này vẫn trong sách lược đó. Đánh vẫn đánh, đàm vẫn đàm, chơi vẫn chơi. Làm sao bớt đổ máu, bớt đối đầu, mang lại lợi ích tốt nhất. Lợi ích thì cả nước hưởng chứ đâu cho riêng ai? Nói dân trí thấp thì tự ái.

  11. Chủ trương nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông là bằng biện pháp hòa bình, trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Theo đó, đối với các vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam và một quốc gia khác thì giải quyết song phương. Với các vấn đề liên quan đến nhiều nước, nhiều bên, liên quan đến tự do, an toàn hàng hải thì cần sự bàn bạc của các bên liên quan. Trong trường hợp các bên không giải quyết được bằng cơ chế đàm phán thì cần phải thực hiện bằng các phương thức khác, như: trung gian, hòa giải hoặc các cơ chế tài phán quốc tế. Trong khi chờ một giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông, các bên liên quan cần nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không làm phức tạp hóa tình hình, không có hành động vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

  12. Nhiều ng chỉ hiểu và nhìn thiện cận ko nhìn xa trông rỗng trong đời ko ai làm ko cho ai hơn nữa kẻ thù ko đội trời chung mà lại nhảy vào ghé lưng để gánh vác cho là hoàn toàn ko thể nói cách đúng hơn vn có bãi cứt con chó của các nước tranh nhau để dành lấy

  13. Không theo Mỹ để chống Trung, nhưng những hành động thiết thực của Mỹ và một số nước ủng hộ chủ quyền biển đảo của VN thì ta cũng khuyến khích.
    Giải quyêt Biển Đông cần phải đa phương hoá chứ ko thể song phương để kiên quyết phá tan mưu đồ nham hiểm của TQ, và cũng tỉnh táo không để các nước lớn “chia mồi” trên lưng chúng ta.
    Không nên cực đoan cho rằng các hoạt động của Mỹ ở biển Đông là làm phức tạp tình hình (Chả nhẹ cứ để TQ ngang ngược ngăn biển cấm dân ta đánh cá mãi sao?)
    Đành rằng ý đồ Mỹ khác hẳn với ta, nhưng ta phải tranh thủ cái lợi trong ý đồ của Mỹ để cắt cái lưỡi bẩn thỉu, ngoa ngoắt của Tàu!
    Với TQ, mãi mãi là anh hàng xóm không tốt bụng. Ta vẫn phải giao thương, mời nhau ăn cỗ và họp hành thảo luận nhiều vấn đề.
    Nhưg chắc chắn lúc ăn cỗ với TQ ta vẫn cầm đôi đũa Sắt và que thử chất độc.

  14. làm sao thoát trung khi hai nước sông liền sông, núi liền núi😅😅😅

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *