Trang chủ Luận bàn - Phản biện Giữa tâm dịch, người Việt ngời sáng tình Đồng bào

Giữa tâm dịch, người Việt ngời sáng tình Đồng bào

162
0

Hai hôm nay, giữa tâm dịch Corona đang diễn biến phức tạp, khá nhiều trang, chủ Fb cá nhân đã chia sẻ những câu chuyện bên lề và có những sự đối sánh xung quanh việc trách nhiệm của nhà nước đối với công dân…

Theo đó, đã có rất nhiều góc nhìn được chia sẻ, những sự đối sánh hết sức hiện thực. Xin được trích dẫn từ Fbke Le Anh Dung nội dung sau: “Trong khi người dân “văn minh” xứ Hàn biểu tình lớn, dùng máy kéo để phản đối, chặn đường, không cho phép Chính phủ Hàn Quốc đưa 720 người dân Hàn Quốc từ Vũ Hán trở về, trong khi chính quyền “dân chủ” Nhật Bản, Mỹ bận bịu thu tiền người bệnh muốn trở về nước thì chính phủ Việt Nam chỉ tuyên bố một câu đơn giản “sẵn sàng đón bà con về nước”. Chúng ta, cũng sẵn sàng chào đón bà con, đồng bào về nước, không gì hơn khi những lúc khó khăn, vòng tay của người Việt lại khiến cho những người con xa xứ cảm thấy được bảo vệ và chở che.

Giữa tâm dịch, người Việt ngời sáng tình Đồng bào

Hôm qua, Bộ Tư lệnh Thủ đô cho biết đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để đón 950 người từ vùng dịch trở về trong 14 ngày tại các địa điểm quân đội tại Sơn Tây và Xuân Mai. Không có người biểu tình, cũng chẳng có máy kéo, chẳng có biểu ngữ… nào ngăn những người Việt hồi hương về cội nguồn lúc khó khăn cả. Trong khi đó, bảo hiểm y tế cũng tuyên bố sẽ chi trả toàn bộ tiền điều trị cho các bệnh nhân nghi nhiễm virus nCov, không ai bị bỏ rơi trong cuộc chiến dịch bệnh corona cả. Hàng ngày, hàng chục triệu thuê bao đều liên tục nhận được các tin nhắn của Bộ Y tế khuyến cáo về việc phòng chống virus, trang fanpage của Chính phủ liên tục đăng tải các thông tin mới nhất về số lượng người bị nhiễm virus, cách phòng chống,…. “VIỆT NAM QUYẾT THẮNG ĐẠI DỊCH” là slogan khẳng định quyết tâm của chính phủ trong cuộc chiến cam go này”.

Đó là sự khác biệt của chúng ta, của VN trong việc ứng phó với đại dịch, dù ai cũng biết rằng nguyên tắc phòng dịch là khoanh vùng, cách ly để dập dịch; việc đưa người từ vùng dịch về sẽ khiến cho chúng ta, những người trong nước phải đối diện với những nguy cơ khôn lường…

Nhưng có lẽ đấy không phải là chuyện lần đầu tiên chúng ta làm mà được thực hiện trên nền tảng những điều đã được làm trước đó, đã được định hình trước đó. Vấn đề kinh nghiệm vì thế cũng đã có chứ không phải là chuyện làm mạo hiểm hay cầu may.

Cụ thể, đây đang là việc mà nhiều nước có công dân trong vùng dịch tại TQ đang thực hiện chứ không phải riêng gì VN… Và trong trường hợp này nếu không thực hiện, dửng dưng bỏ rơi công dân của mình trước những nguy cơ sống chết cần kề nó còn gây nên nhiều hệ luỵ hơn là số người có thể chịu rủi ro từ việc đưa công dân về nước… Cho nên hỡi những ai đang lí sự rằng, đưa người từ vùng dịch về nước sẽ đẩy tình trạng dịch bùng phát và lớn hơn rằng, các vị mới chỉ nghĩ đến những chuyện trước mắt, cục bộ mà quên mất rằng, đấy là vấn đề quốc tế mà đã là quốc tế thì nếu hành động riêng, đi ngược lại thì hậu quả sẽ không chỉ là vấn đề hình ảnh, uy tín không thôi. Đó thực sự là cái hố giết chết chúng ta trước khi đại dịch giết chết chúng ta… Vấn đề đại dịch hay người chết khi đó sẽ chỉ là chuyện nhỏ hoặc không quá nghĩa lý gì!

Vấn đề thứ hai, nhiều người trong chúng ta chắc còn nhớ thời điểm tháng 1/2011, trước việc chính phủ của đại tá Muammar Gaddafi cầm quyền bị lật đổ bởi làn sóng biểu tình, khiến nhiều người bị bắn giết. Trước tình thế 10000 lao động Việt Nam đang làm việc có thể đối diện và trở thành nạn nhân của những biến cố chính trị xảy ra ở Lybia, Chính phủ mà trực tiếp là Bộ Lao Động, thương binh & xã hội khi đó đã nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo giải quyết tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông và Bắc Phi để nhanh chóng đưa các lao động ở Lybia về nước. Và từ ngày 26/2 – 9/3/2011, VN chúng ta đã hoàn tất cuộc sơ tán 10.000 lao động người Việt Nam khỏi Lybia. Sau khi trở về nước, tất cả lao động về nước đều được hỗ trợ, ưu đãi tìm việc làm mới.

Với hai chi tiết/ điều được nói đủ thấy, chúng ta hoàn toàn không vô cớ khi tiến hành đưa công dân từ vùng dịch về nước. Ngoài nghĩa tình đồng bào, tiếng gọi của lương tri thì đấy còn là điều quốc tế đang làm, Việt Nam chúng ta đã làm. Bỏ rơi công dân lúc này, chúng ta không những sẽ bị chính họ nguyền rủa, thế giới xa lánh mà nó còn khiến cho nền tảng của đất nước bị lung lay, rệu rạo một khi nhà nước không dám nhận công dân!

Thật đáng mừng, trong khó khăn, trước những nguy cơ không thể lớn hơn, Chính phủ vẫn ngời sáng nghĩa tình: “Bầu ơi thương lấy Bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

An Chiến

Nguồn: Việt Nam mới

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây