Trang chủ Bản tin Dân chủ Đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam và trò “vở cũ...

Đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam và trò “vở cũ diễn lại” của HRW

166
0

Đối thoại nhân quyền EU - Việt Nam và trò

Theo kế hoạch, ngày mai (19/2/2020), cuộc đối thoại nhân quyền giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam sẽ diễn ra tại Hà Nội. Cuộc đối thoại lần này diễn ra chỉ một tuần sau khi Nghị viện châu Âu thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư EU-  Việt Nam (EVIPA). Tại phiên đối thoại lần này, nhiều vấn đề sẽ được đề cập, trong đó có tập trung vào những cam kết được đưa ra trong những thỏa thuận thương mại gần đây.

Như thường lệ, mỗi khi chuẩn bị diễn ra các cuộc đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam với Mỹ hay với Liên minh châu Âu, một số tổ chức mang danh, núp bóng “nhân quyền” lại lớn tiếng kêu gọi Mỹ, EU gây sức ép với Việt Nam để Việt Nam “cải thiện về nhân quyền”, mà theo họ là trả tự do không điều kiện cho các cái gọi là “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm”, không được đàn áp những nhà zân chủ, hoạt động nhân quyền, những người có tiếng nói “đối lập”, “bất đồng chính kiến”. Lần này cũng không ngoại lệ.

Hôm nay 18/02, tổ chức “Theo dõi Nhân quyền quốc tế” (HRW) đã lớn tiếng phát đi thông cáo kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) cần gây sức ép để Việt Nam “chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống và phóng thích các tù nhân chính trị đang bị giam cầm”.

Thông cáo của HRW do ông John Sifton – Giám đốc Vận động châu Á của HRW ký có đoạn: “Liên minh châu Âu đã bỏ lỡ một cơ hội quan trọng khi phê chuẩn hiệp định thương mại với Việt Nam mà không kèm theo các biện pháp chế tài yêu cầu các cam kết về cải cách nhân quyền” và “Trong cuộc hội thoại nhân quyền này, các quan chức EU cần cảnh báo chính quyền Việt Nam rằng thất bại trong việc thực hiện các cam kết này có thể dẫn đến đình chỉ các lợi ích trong hiệp định”.

Chẳng biết ông John Sifton lấy quyền gì để lớn tiếng như vậy? Ông nghĩ mình đủ khôn chắc để lớn tiếng chê bai Nghị viện châu Âu đã bỏ lỡ một cơ hội gây sức ép lên Việt Nam khi phê chuẩn EVFTA? Ông nghĩ mình là ai khi cho mình cái quyền đề nghị EU cảnh báo chính quyền Việt Nam về thất bại trong việc thực hiện các cam kết có thể dẫn đến đình chỉ các lợi ích trong hiệp định.

Nghị viện châu Âu có lẽ đủ tỉnh táo, đủ khôn để cân nhắc và bỏ phiếu thông qua EVFTA và EVIPA. Quá trình đàm phán cho đến khi Nghị viện châu Âu thông qua EVFTA và EVIPA đã diễn ra gần chục năm qua, vì vậy EU đủ thời gian để tìm hiểu và đánh giá kỹ các mặt về Việt Nam, trong đó có vấn đề đảm bảo quyền con người.

Tôi còn nhớ, vào tháng 1 vừa qua, HRW gửi cho EU một bộ tài liệu với những khuyến nghị liên quan đến hình hình nhân quyền tại Việt Nam, như vấn đề “tù chính trị” và những người bị giam giữ với lý do chính trị; tình trạng đàn áp tự do biểu đạt, hội họp, lập hội, và đi lại; tình trạng đàn áp tự do thông tin; tình trạng đàn áp quyền được thực hành tôn giáo một cách tự do; nạn bạo hành của công an. Hôm 4/2/2020, gần 30 tổ chức mang danh nhân quyền quốc tế, trong đó có HRW cũng đã gửi một bức thư đến Nghị viện châu Âu kêu gọi EU bỏ phiếu hoãn thông qua EVFTA và EVIPA. Tuy nhiên, những khuyến nghị, lời kêu gọi trên cũng chẳng khiến EU đoái hoài. EVFTA và EVIPA đã được Nghị viện châu Âu thông qua với số phiếu áp đảo.

Thường xuyên diễn đi diễn lại trò kêu gọi gây sức ép về nhân quyền với Việt Nam, ấy thế nhưng chẳng lần nào được người ta đoái hoài, vậy mà HRW vẫn không thấy hổ thẹn lại còn thường xuyên diễn đi diễn lại vở kịch tồi này. Nếu những lời kêu gọi của HRW có trọng lượng thì có lẽ Nghị viện châu Âu đã không thông qua EVFTA và EVIPA. Thế mới thấy độ “trơ” của HRW lớn đến mức nào.

Nguồn: Bản tin dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây