25 C
Hanoi
Thứ Hai, Tháng Năm 20, 2024

Cuộc đảo chính ở Venezuela có đem lại cơ hội nào cho giới “dân chửi” Việt? (Kỳ 1)

Mới đây, ông Juan Guido – thủ lĩnh phe đối lập kiêm Chủ tịch Quốc hội mới đắc cử của Venezuela – đã phát động biểu tình để lật đổ chính phủ hiện tại của nước này. Dù tình hình hình chưa ngã ngũ, Mỹ đã công nhận Guido là tổng thống mới của Venezuela, đồng thời mô tả những diễn biến ở Venezuela như một cuộc cách mạng để thiết lập dân chủ. Vì chính phủ hiện tại của Venezuela từng tuyên bố theo đuổi đường lối xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, nên giới chống đối đang lợi dụng sự kiện để công kích đường lối này, đồng thời động viên nhau rằng “cách mạng đường phố” ở Việt Nam cũng sẽ thành công nhờ “quy luật tất yếu”, sự tham gia của giới trẻ và sự ủng hộ của Mỹ. Để đánh giá triển vọng, cơ hội cho giới zân chửi này, Loa phường xin dành 2 kỳ mổ xẻ khách quan sự kiện và đưa ra bình luận của mình.

Trước hết, xung đột ở Venezuela là hậu quả của một quá trình dài 20 năm. Sau khi đắc cử tổng thống Venezuela vào năm 1999, cựu sĩ quan Hugo Chavez đã xây dựng một chính phủ cánh tả, trong đó quân đội giữ vai trò quan trọng; và tiến hành nhiều cải cách theo hướng chủ nghĩa xã hội để bảo vệ lợi ích của nhóm người có thu nhập thấp. Cụ thể, ông đã quốc hữu hóa một số lĩnh vực, áp dụng chính sách kiểm soát giá nhu yếu phẩm, và cung cấp nhiều phúc lợi trong lĩnh vực giáo dục, y tế cho người dân. Những cải cách này mang đến cơ hội đổi đời cho một lượng lớn người nghèo ở Venezuela, khiến họ trở thành một nhóm cử tri trung thành tiếp tục bỏ phiếu cho Chavez và người kế nhiệm là Maduro trong các cuộc bầu cử từ đó cho đến năm 2018. Tuy nhiên, chúng cũng có mặt trái, là khiến các cơ sở sản xuất ở Venezuela kém phát triển, và khiến Mỹ cấm vận Venezuela, dẫn đến việc nền kinh tế nước này ngày càng lệ thuộc vào xuất khẩu dầu lửa.

Trước khi Hugo Chavez qua đời vì bệnh ung thư vào năm 2013, ông chọn người kế vị là Bộ trưởng Ngoại giao Nicolas Maduro. Để có quyền lãnh đạo quân đội như ông Hugo Chavez, Maduro trao cho quân đội các chức vụ quan trọng trong chính phủ, cung cấp các hợp đồng dịch vụ khai thác dầu mỏ cho các công ty liên kết với quân đội.

Năm 2014, giá dầu giảm mạnh khiến kinh tế Venezuela suy sụp. Để có khả năng trả nợ và trả lương cho tầng lớp nghèo, nhằm giữ lá phiếu của họ, chính phủ Maduro in thêm tiền, khiến lạm phát tăng phi mã. Báo chí cho biết vào cuối năm 2018, giá cả ở Venezuela “cứ 19 ngày lại tăng gấp đôi”, và “một tháng lương mới mua được một cái bánh mỳ kẹp thịt”. Cuộc khủng hoảng này khiến 3 triệu người Venezuela, tương đương với 10% dân số ra nước ngoài tính từ năm 2014 đến hiện tại.

Cuộc đảo chính ở Venezuela có đem lại cơ hội nào cho giới

Các diễn biến đó khiến phe đối lập giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2015, và tổ chức các phong trào biểu tình lớn từ đó đến nay. Để đối phó, vào năm 2017, Maduro thành lập một cơ quan riêng nắm quyền lực lập pháp, quản thúc tại gia lãnh tụ đối lập Leopoldo Lopez, và truy tố người kế vị Lopez là Freddy Guevara vì tội “kích động bạo lực”, khiến ông này phải chạy vào sứ quán Chile. Những diễn biến này khiến Juan Guaido – một kỹ sư sinh năm 1983, và từng cùng Lopez thành lập đảng Ý chí Nhân dân vào năm 2009 – được đưa lên làm lãnh đạo phe đối lập và chủ tịch quốc hội từ đầu tháng 1 năm nay, dù trước đó ít được biết đến.

Sau khi nhậm chức, Guaido phát động biểu tình, kêu gọi lật đổ Maduro, và tự xưng là tổng thống Venezuela. Ngày 23/01, tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột công nhận Guaido là tổng thống mới của Venezuela, dù ông Maduro vẫn đang nắm giữ các lực lượng vũ trang, và có sự ủng hộ của nhiều nhóm cử tri truyền thống. Ngay sau đó, EU, Argentina, Brazil, Canada, Chile, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Honduras, Panama, Paraguay và Peru cũng tỏ ý ủng hộ Guaido một cách chính thức hoặc không chính thức, trong khi Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Cuba, Mexico tuyên bố ủng hộ Maduro. Trung Quốc “phản đối nước ngoài can thiệp vào Venezuela”. Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc kêu gọi 2 bên đối thoại, tránh leo thang xung đột.

Với diễn biến trên của Venezuela bên kia trái đất tưởng như không liên quan gì đến Việt Nam, nhưng có lẽ việc một nhân vật tự xưng “dân chủ chống độc tài” trở thành từ khoá hot và việc Chính phủ Donald Trump vốn chẳng mặn mà với mấy khái niệm “dân chủ, nhân quyền” lại nhanh chóng cùng đồng minh công nhận vị “Tổng thống lâm thời” đã gieo hy vọng hiếm hoi cho giới zân chủ Việt đang suy kiệt vì ngỡ Trump đã quên họ từ lâu. Mời các bạn xem tiếp phản ứng của giới zân chửi Việt cùng bình luận của Loa phường kỳ sau

Nguồn: Loa Phường

CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KẾT NỐI

0FansLike
455FollowersFollow
52SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

LUẬN BÀN-PHẢN BIỆN

ĐỐI TƯỢNG