Trang chủ Luận bàn - Phản biện Đảng chịu sự giám sát của Nhân dân

Đảng chịu sự giám sát của Nhân dân

249
0

Đảng chịu sự giám sát của Nhân dânĐấy là một mệnh đề trong dự thảo Hiến Pháp sửa đổi. Nói về ý tưởng và sức hút đồng thuân cho tuyên truyền thì khỏi phải chê. Song không có luật thì đó chỉ là bánh vẽ. Dân giám sát cái gì và giám sát như thế nào? Thực tiễn hoạt động của Đảng hàng chục năm qua không chứng minh được.

Đảng chịu sự giám sát của Nhân dânTrước hết và quan trọng nhất là giám sát đường lối, chính sách mà như Đảng nói rằng: “đường lối chính sách của Đảng thể hiện nguyện vọng và lợi ích của nhân dân”. Song nghị quyết của Đảng chỉ được bàn và quyết trong nội bộ đảng. Chỉ có đại hội nhiệm kì đảng mới có đưa ra công khai cho dân góp ý một cách hình thức, còn các kì họp trung ương để ra những quyết sách quan trọng liên quan đến vệnh mệnh quốc gia, sinh mệnh của nhân dân thì đảng tự quyết rồi phổ biến, quán triệt, dân giám sát ở đâu?

Giám sát về tổ chức thì tổ chức Đảng là một hệ thống độc lập, có điều lệ và nguyên tắc hoạt động riêng, người dân không được biết và không có quyền góp ý. Ngay cả việc liên quan trực tiếp đến quyền lợi của dân vì thuế được chi một phần để nuôi bộ máy Đảng không hề được công khai. Bộ máy này lại rất cồng kềnh vì nó có từ làng xã đến trung ương. Xã có Đảng ủy, huyện có Huyện ủy, tỉnh có Tỉnh ủy, trung ương có Trung ương Đảng với đầy đủ các ban gần phủ kính chức năng bộ máy Nhà nước. Chưa kể hệ thống trường đảng từ trên xuống dưới.

Giám sát về cán bộ, đảng viên thì cả một bài toán nan giải. Chỉ riêng việc công khai tài sản cán bộ đảng viên để nhân dân giám sát là rất thiết thực và hiệu quả cho xây dựng Đảng mà mấy chục năm nay vẫn không công khai được. Cán bộ đảng viên của đảng trước hết họ cũng là công dân, cùng sống, cùng sinh hoạt trong cộng đồng dân cư. Vì vậy, họ luôn bị dân giám sát. Cái kim, sợi chỉ có thể thu dấu được nhưng cái nhà, trang trại, ô tô, con cái du học… không dấu đi đâu được. Nếu Đảng thực tâm muốn chống suy thoái đạo đức, lối sống của đảng viên thì chỉ cần yêu cầu họ giải trình nguồn gốc tài sản của mình, trả lời chất vấn của nhân dân về những bất minh thì Đảng đã đủ căn cứ mà chỉnh đốn rồi. Thực ra Đảng cũng đã thấy điều đó. Bằng chứng là Đảng đã tổ chức không ít cuộc kê khai tài sản cho cán bộ, đảng viên, song kê khai xong là chìm trong im lặng. Cái hiển nhiên là, càng công khai, minh bạch thì càng nêu cao ý thức đạo đức. Ấy vậy nhưng, nhiều cuộc họp bàn của Đảng không phải để xử lí kết quả kê khai mà là bàn chuyện “phạm vi công khai đến đâu”. Chỉ một động thái này đã làm sụp đổ lòng tin trong nhân dân đối với sự thực tâm của Đảng trong chống tham nhũng, tiêu cực. Do không vượt qua được lời nguyền, Đảng đã ứng xử một cách tiêu cực “đóng cửa bảo nhau” đẫn đến bao che, lâu dần trở thành lí tưởng sống “lợi ích nhóm”.

Từ một nhóm, một tổ chức, căn bệnh trầm kha này đã lây lan sang nhiều nhóm, tổ chức khác. Đại biểu quốc hội, trước khi bầu đều có kê khai tài sản, nhưng bản kê khai không được niêm yết cùng lí lịch của họ để nhân dân giám sát, lựa chọn khi bỏ phiếu.Tương tự như vậy, các tổ chức quần chúng khác cũng té nước theo mưa.

Nếu có sự bất minh về tài sản mà phải từ chức như vị bộ trưởng nọ của nước Nga, tôi tin nhiều vị đương chức trong Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng của Việt Nam hiện nay phải rời chính trường.

Vì vậy, cần phải có luật về Đảng.

Nhân dân giám sát là từ đó. Biết rồi, khổ lắm, nói mãi.

Nguồn: Mõ làng