Bằng việc tự mình đứng ra kêu gọi quyên góp được từ các cá nhân và tổ chức hơn 105 tỷ đồng để ủng hộ bà con miền Trung đang bị lũ lụt, ca sĩ Thủy Tiên đã nêu một tấm gương sáng về tinh thần tương thân tương ái của dân Việt khi hoạn nạn khó khăn. Trước tiên phải nói rằng, Thủy Tiên quá tuyệt vời! Từ trước đến nay chưa có ai cùng lúc huy động, kêu gọi được số tiền lớn như vậy, chứng tỏ uy tín của Tiên, hàng triệu người tin vào cô ca sĩ này.
Cũng vì tin, dư luận càng thêm phẫn nộ khi xuất hiện thông tin cho rằng “Tiên kêu gọi và nhận tiền để làm từ thiện là không đúng quy định của pháp luật”. Đỉnh điểm một tờ báo còn giật tít “Nghĩa cử của Thủy Tiên và sự vô lý ở một nghị định” từ đó những kẻ trong liên minh ma quỷ “nhà dân chủ”, KOLs, “nhà báo công dân”… nương theo, lên án đả kích chính quyền muốn “độc quyền từ thiện”, yêu cầu Chính phủ lập tức hủy bỏ Nghị định 64/2008, thậm chí lồng ghép yêu sách đòi “xã hội hóa dân sự”. Xin khẳng định ngay rằng, lập luận pháp lý vừa nêu trên là hoàn toàn sai lầm, phiến diện…
Việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức dùng uy tín và sức ảnh hưởng của mình để kêu gọi những tấm lòng hảo tâm ủng hộ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, người dân gặp thiên tai, mắc bệnh hiểm nghèo… là vô cùng đáng quý, luôn được khuyến khích. Họ đã thực hiện theo đúng tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân Việt Nam.
Hiện nay, hành động lập quỹ từ thiện, vận động, tiếp nhận và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện cho hoạt động nhân đạo được quy định tại Nghị định 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 và Nghị định 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019. Cả 2 nghị định này đều không có điều khoản nào quy định về hoạt động tự nguyện của công dân, cụ thể là không quy định về hoạt động cứu trợ tự phát của công dân. Theo nguyên tắc áp dụng pháp luật, công dân được làm những gì mà nhà nước không cấm, vì vậy việc cá nhân đứng ra kêu gọi quyên góp mục đích từ thiện là không vi phạm pháp luật. Luật sư Nguyễn Minh Long nhận định, pháp luật hiện nay không có quy định nào cấm hay truy cứu trách nhiệm với cá nhân, tổ chức vận động quyên góp làm từ thiện, giúp đỡ người khác. Chẳng những vậy, tại Nghị định 64/2008/NĐ-CP Nhà nước còn quy định rõ, việc khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để cho cá nhân trong nước và ngoài nước đóng góp, cũng như tổ chức vận động đóng góp để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, hay giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo… Hành vi cản trở cá nhân tham gia hoạt động cứu trợ nhân đạo được xem là một trong những hành vi bị cấm.
Như vậy, việc cá nhân làm từ thiện hoàn toàn không bị pháp luật Việt Nam cấm, vì việc cứu trợ nhân dân khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn… không chỉ là việc của nhà nước hay tổ chức, đoàn thể nào mà cần huy động mọi nguồn lực trong dân, khuyến khích mỗi cá nhân phát huy tinh thần tương thân tương ái. Song người thực hiện hoạt động từ thiện phải tuân thủ theo các nguyên tắc, quy định mà Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định, tuyệt đối không được vì mục đích tư lợi cá nhân, vì lợi nhuận mà khiến từ thiện biến tướng, trở thành một “nghề” mà dư luận vô cùng kỳ thị.
Dưới góc độ pháp lý, rõ ràng pháp luật không cấm hoạt động từ thiện, thậm chí còn khuyến khích mọi người tham gia hoạt động này. Tuy nhiên, nói về cơ chế giám sát của pháp luật đối với việc làm từ thiện của cá nhân, hiện nay không có cơ chế nào giám sát vấn đề này theo luật định. Pháp luật chỉ giám sát cơ chế hoạt động của quỹ từ thiện. Chưa kể, nếu các tổ chức, cá nhân khác tự ý kêu gọi, quyên góp, tự ý mua hàng hóa các loại…. không có đăng ký, không có tổ chức, quản lý của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương sẽ dẫn đến nhiều vấn đề rất phức tạp. Sẽ có những trường hợp lợi dụng trục lợi, sẽ có hàng hóa kém chất lượng, độc hại, đó là chưa kể các phần tử phá hoại lợi dụng từ thiện để đầu độc nhân dân, làm xã hội rối loạn… Thực tế, đã có một số tổ chức phi chính phủ (NGOs) đã lợi dụng hình thức từ thiện để thực hiện những hành vi gây nguy hại đến an ninh quốc gia của Việt Nam. Phải nhìn tổng thể toàn xã hội về góc độ quản lý, sự ổn định và hạn chế tối đa tiêu cực phát sinh từ sự buông lỏng quản lý.
Thực tế, cơ chế giám sát của pháp luật đối với việc làm từ thiện của cá nhân, hiện nay chưa có cơ chế nào giám sát vấn đề này theo luật định, với trách nhiệm là cơ quan truyền thông dẫn dắt dư luận thay vì góp ý để hoàn thiện khung pháp lý đằng này lại đưa ra góc nhìn phiến diện, không xứng tầm là nhà báo có đạo đức, tâm huyết, và trách nhiệm trong góp ý xây dựng xã hội. Đáng nguy hại hơn khi góc nhìn đó lại góp phần tạo cớ cho những kẻ trong liên minh ma quỷ “nhà dân chủ” , KOLs, “nhà báo công dân”… kích động, gây chia rẽ nghi kỵ rối loạn lòng dân. Đạo đức nhà báo là đây… trách sao gọi một kẻ kẻ chống phá nhà nước Việt Nam điên cuồng, xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn nung nấu về âm mưu kích hoạt một cuộc cách đường phố đưa VN trở về thời kỳ đồ đá mà được gọi một tiếng BÀ đầy trân trọng.
Nguyễn Trần
Nguồn: Cánh cò