Trang chủ Đối tượng Vạch trần âm mưu, bản chất của cái gọi là ‘Giải thưởng...

Vạch trần âm mưu, bản chất của cái gọi là ‘Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng’ (Bài 3)

12
0

Vạch trần âm mưu, bản chất của cái gọi là ‘Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng’ (Bài 3)Trước âm mưu, thủ đoạn, phương thức chống phá của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, nham hiểm, chúng ta cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp để chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn từ sớm, từ xa.

Vạch trần âm mưu, bản chất của cái gọi là ‘Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng’ (Bài 3)

“Giải thưởng nhân quyền” là một trong những chiêu trò, thủ đoạn tinh vi mà Việt Tân và các tổ chức phản động sử dụng để chống phá nhà nước Việt Nam. Mục đích mà chúng hướng đến là nhằm gây mất ổn định tình hình an ninh, trật tự; hạ thấp uy tín, vị thế của Việt Nam; kích động chia rẽ làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước phục vụ cho chiến lược “diễn biến hòa bình” và đích cuối cùng là nhằm chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.

Trên thế giới, thời gian qua, thông tin, hình ảnh về biểu tình, bạo loạn tại một số nước như Venezuela, Bangladesh và Myanmar xuất hiện tràn lan trên không gian mạng thông qua các nền tảng như Facebook, Telegram, YouTube… Tại Bangladesh, các cuộc biểu tình bạo lực kéo dài từ tháng 7 tới đầu tháng 8/2024 khiến chính quyền phải ban bố lệnh giới nghiêm, áp đặt thiết quân luật, đóng cửa trường học trên cả nước…, gây ảnh hưởng nặng nề tới xã hội; thủ tướng Sheikh Hasina phải từ chức và rời khỏi đất nước.

Vạch trần âm mưu, bản chất của cái gọi là ‘Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng’ (Bài 3)

Người biểu tình Bangladesh đốt tòa nhà Đài truyền hình. Ảnh: CNN

Những cuộc biểu tình, bạo loạn, xung đột vũ trang theo hướng “cách mạng màu” nói trên, dễ dàng nhận thấy rằng, chính không gian mạng là một trong những phương tiện truyền thông quan trọng được các thế lực thù địch và các đối tượng chống đối triệt để lợi dụng nhằm tung tin xuyên tạc, kêu gọi, tổ chức tập hợp người dân, ban đầu là theo các phong trào đường phố, tiến tới đi đến bạo loạn, tấn công lực lượng cảnh sát, quân đội, gây tê liệt, sụp đổ chính quyền.

Trước tình hình đó, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phải được đặt trong tổng thể, luôn chủ động nắm chắc tình hình tại địa bàn, trên không gian mạng, để phát hiện sớm các hoạt động chống phá của các đối tượng nhằm phục vụ công tác tuyên truyền, đấu tranh.

Vạch trần âm mưu, bản chất của cái gọi là ‘Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng’ (Bài 3)

Cuốn sách “Báo chí với nhiệm vụ Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn, xuất bản.

Thực tiễn ở Nghệ An và một số địa phương trên cả nước cho thấy, để làm tốt công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cần phải có các giải pháp để nâng cao bản lĩnh, tạo “sức đề kháng”, khả năng “tự miễn dịch” cho mỗi cán bộ, đảng viên trước thông tin xấu độc, những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch. Đó là tăng cường tuyên truyền, giáo dục Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên ở cơ sở; kịp thời cung cấp thông tin chính thống trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị đến kinh tế, xã hội, đến các vấn đề “nóng” ở trong nước và quốc tế; mở các lớp tập huấn trang bị các kỹ năng sử dụng mạng xã hội, kỹ năng phân biệt thông tin đúng – sai, tích cực – tiêu cực, tốt – xấu trên không gian mạng; nâng cao nhận thức, trách nhiệm, vai trò quan trọng của đảng viên trên không gian mạng.

Vạch trần âm mưu, bản chất của cái gọi là ‘Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng’ (Bài 3)

Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Học viện Chính trị khu vực I tổ chức Hội thảo Phát huy vai trò, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo và giảng viên dạy lý luận chính trị trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Ảnh: P.V

Các cấp ủy, tổ chức Đảng phải duy trì thực hiện nền nếp, nghiêm túc, chặt chẽ chế độ sinh hoạt tự phê bình và phê bình, tự soi, tự sửa theo Kết luận 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bởi nếu công tác tự phê bình và phê bình được làm tốt từ cấp chi bộ, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong việc phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của mỗi cán bộ, đảng viên trên không gian mạng.

Bên cạnh đó, mỗi cán bộ, đảng viên cũng cần phải nâng cao ý thức, năng lực, trách nhiệm, trở thành “người thông thái”, có tư duy phản biện, thẩm định, đánh giá, phân tích, đối chiếu, so sánh, “thấy đúng thì bảo vệ”, “thấy sai thì kiên quyết đấu tranh”, mỗi khi tiếp nhận thông tin trên không gian mạng xã hội; phát huy tinh thần “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, là lực lượng tiên phong, gương mẫu, sử dụng không gian mạng có trách nhiệm, hiệu quả nhất; khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trên mặt trận đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, thù địch trên môi trường internet, mạng xã hội.

Vạch trần âm mưu, bản chất của cái gọi là ‘Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng’ (Bài 3)

Các bài viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên báo Nghệ An điện tử. Ảnh chụp màn hình

Các cơ quan thông tấn báo chí cần tăng cường tin, bài, phóng sự về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Như ở Báo Nghệ An thường xuyên duy trì chuyên mục “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” trên cả báo in và báo điện tử cũng như các nền tảng mạng xã hội, để thông tin định hướng, kịp thời trước các sự kiện, vấn đề nhạy cảm, cũng như đấu tranh với các chiêu trò, thủ đoạn của các thế lực phản động.

Các cơ quan như Tỉnh đoàn Nghệ An đã triển khai Cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp”; Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh phát động Cuộc thi viết “Gương sáng quanh ta”… để đăng tải trên các trang mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân, nhằm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, lấy thông tin tích cực đẩy lùi các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.

Vạch trần âm mưu, bản chất của cái gọi là ‘Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng’ (Bài 3)

Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An trao giải “Gương sáng quanh ta”. Ảnh: T.L

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phát hành 2 cuốn sách “Nhận diện âm mưu, hoạt động diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; nhận thức về phòng, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa” và cuốn “Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trên địa bàn tỉnh Nghệ An”; bảo vệ thành công 1 đề tài khoa học cấp tỉnh “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, đấu tranh chống âm mưu, hoạt động diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa ở địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn hiện nay”… góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng, biện pháp cho cấp ủy, chính quyền các cấp tham gia có hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Cùng với đó là phát động cán bộ, đảng viên tích cực tham gia Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Từ việc hưởng ứng tham gia của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đã có nhiều bài thi có chất lượng tốt (năm 2023, toàn tỉnh Nghệ An có hơn 4.600 bài dự thi; toàn quốc có hơn 301.365 tác phẩm dự thi). Với nội dung sâu sắc, hình thức trình bày sinh động, hình ảnh minh họa có ý nghĩa… các bài viết này trở thành nguồn tư liệu phong phú, có tính chiến đấu cao, phục vụ trực tiếp công tác của các cơ quan, đơn vị, trên từng địa bàn, trong công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Vạch trần âm mưu, bản chất của cái gọi là ‘Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng’ (Bài 3)

Nghệ An đạt giải Tập thể xuất sắc, Báo Nghệ An đạt giải B Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 3, năm 2023. Ảnh: T.C

Vạch trần âm mưu, bản chất của cái gọi là ‘Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng’ (Bài 3)Vạch trần âm mưu, bản chất của cái gọi là ‘Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng’ (Bài 3)

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người chính đáng của mọi công dân. Quan điểm này không chỉ thể hiện qua Hiến pháp Việt Nam, các bộ luật, nghị quyết, nghị định, chính sách xã hội mà còn được xác nhận qua việc ký kết các công ước quốc tế về quyền con người, việc được các tổ chức quốc tế, các quốc gia tiến bộ trên thế giới thừa nhận.

Những thành tựu về quyền con người ở Việt Nam là bằng chứng thuyết phục nhất và không thể phủ nhận. Nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã chọn Việt Nam là đối tác tin cậy vì hòa bình, độc lập, phát triển. Tính đến tháng 3/2024, Việt Nam có 7 Đối tác Chiến lược Toàn diện là: Trung Quốc, Nga, Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia; 18 Đối tác Chiến lược (bao gồm cả 7 Đối tác Chiến lược Toàn diện) và 12 Đối tác Toàn diện.

Việc Việt Nam được Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu làm Ủy viên Hội đồng Nhân quyền (lần thứ hai) nhiệm kỳ 2023-2025, chính là cú tát thẳng vào bộ mặt bẽ bàng của Việt Tân và những con buôn dân chủ khác khi bàn về nhân quyền ở Việt Nam.

Vạch trần âm mưu, bản chất của cái gọi là ‘Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng’ (Bài 3)

Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 (ngày 11/10/2022). Ảnh: TTXVN

Có thể nói rằng, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến ngày càng phức tạp, các thế lực thù địch không ngừng tìm mọi cách để chống phá đất nước ta, mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi cán bộ, đảng viên, cần gương mẫu làm tốt trách nhiệm của mình, “xây dựng Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh, Nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, Đất nước ta ngày càng phát triển, phồn vinh”[*]. Đó chính là môi trường lành mạnh nhất để triệt tiêu, vô hiệu hóa những luận điệu tuyên truyền phản động, thù địch, bôi nhọ, xuyên tạc.

———————————————

[*] Tổng Bí thư NGUYỄN PHÚ TRỌNG trả lời phỏng vấn báo chí nhân dịp năm mới 2022, hướng tới kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2022).

Nguồn:  Báo Nghệ An

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây