Đây là hình ảnh người cảnh sát cơ động ở Hà Tĩnh ở Hà Tĩnh bị tấn công bởi bùn đất của những đối tượng cực đoan ngày 23/4 vừa qua. Quần áo lấm bết bùn, đôi tay trầy xước vì gạch đá của những người quá khích. Hình ảnh này làm tôi nhớ lại những gì xảy ra ở Bình Thuận gần 2 năm về trước. Và câu hỏi trong tôi luôn thường trực: ai phải chịu trách nhiệm cho những vụ việc trên và chúng đã phải chịu sự trừng phạt thích đáng của pháp luật hay chưa!
Vấn đề môi trường không phải là vấn đề mới, nhưng nó có vẻ rất nóng ở Hà Tĩnh. Nếu vụ cá chết ở miền Trung có thể thông cảm cho người dân trên một số khía cạnh, thì vụ việc ngày 25/4 thì rất khó để bao biện. Người dân biểu tình, ném đá lực lượng công an vì cho rằng dùng xỉ than san lấp mặt bằng là ô nhiễm môi trường. Nhưng, việc sử dụng xỉ than xỉ thép để san lấp mặt bằng thì Việt Nam không phải là nước đầu tiên làm việc này, thế giới sử dụng đã từ lâu. Nhiều công trình có sử dụng bê tông xỉ thép được xây dựng trên thế giới, như: Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh – Trung Quốc, sân bay Sydney, sân vận động Colonial Melboune và một số công trình khác. Ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chấp nhận việc sử dụng xỉ than để san lấp mặt bằng, bởi lẽ, không nước nào xem xỉ than là chất độc hại và cũng không nước nào để xỉ than lãng phí như ta. Ở châu Âu, một số nước dùng nhiều nhiệt điện than như Đức, Ba Lan, Séc cũng sử dụng hầu hết lượng tro, xỉ. Tại Nhật Bản đã sử dụng hoàn toàn 100% lượng tro, xỉ thải ra. Hàn Quốc tái sử dụng 97%. Vậy thì lý do thật đằng sau vụ việc này là gì?
Ai đứng đằng sau vụ kích động này. Cơ quan chức năng chưa công bố, chỉ biết rằng, trước và sau vụ việc, trên trang mạng của nhiều giáo xứ ở giáo phận Hà Tĩnh đã đăng tải nhiều thông tin sai sự thật, cho rằng chính quyền đầu độc người dân. Liệu có bàn tay lông lá của linh mục đằng sau vụ việc này hay không?