Trang chủ Loa Phường Nước Mỹ có muốn cứu “tổ Đồng Thuận” không?

Nước Mỹ có muốn cứu “tổ Đồng Thuận” không?

170
0

Ngày 06/01/2020, khi gặp Michele Roulbet của ĐSQ Mỹ, nhà dân chửi Trịnh Bá Phương đã đưa ra một lá “thư kêu cứu” của bà Dư Thị Thành (tức vợ ông Lê Đình Kình trong vụ Đồng Tâm). Trong thư, bà Thành “kêu gọi ĐSQ Mỹ và quốc tế lên tiếng để có một cuộc điều tra độc lập”; đồng thời áp dụng “đạo luật Magnitsky” cho vụ Đồng Tâm, để tạo sức ép buộc Nhà nước Việt Nam thả các bị cáo. Dù nội dung đơn khẳng định rằng người soạn đơn là bà Dư Thị Thành, và thời điểm soạn là ngày 05/02; có một số chi tiết trong ảnh chụp lá đơn cho thấy những điểm này có thể không chính xác.

Trước tiên, đây là ảnh chụp lá đơn:

Nước Mỹ có muốn cứu “tổ Đồng Thuận” không?

Nước Mỹ có muốn cứu “tổ Đồng Thuận” không?

Nước Mỹ có muốn cứu “tổ Đồng Thuận” không?

Nước Mỹ có muốn cứu “tổ Đồng Thuận” không?

Những ảnh chụp trên cho phép rút ra 3 nhận định:

Thứ nhất, người viết đã thay đổi nội dung của phần đầu lá đơn bằng cách chồng một tờ giấy gấp đôi lên nửa đầu của bản gốc. Trên ảnh chụp, có thể thấy một số mép giấy bị lộ ra. Như vậy, ngày soạn đơn có thể đã bị thay đổi.

Thứ hai, nhiều khả năng giới chống đối soạn một phần hoặc toàn bộ lá thư cho bà Thành. Bà Thành thỉnh cầu ĐSQ Mỹ tìm cách mở cuộc điều tra độc lập đối với vụ việc và áp dụng đạo luật Magnitsky với Việt Nam, trong khi những điều khoản này chỉ có thể do giới chống đối đề xuất, chứ bà Thành không thể tự viết. Có thể nhóm Trịnh Bá Phương đọc một phần nội dung thư cho bà Thành chép, cũng có thể họ viết cả lá thư thay cho bà Thành. Cần đối chiếu chữ viết, chữ ký trên lá thư để xác định người viết.

Thứ ba, người chụp lá thư có smartphone cài phần mềm CamScanner (chuyên dùng để scan tài liệu). Nhiều khả năng người này từng dùng CamScanner để quét tài liệu, đơn từ trước đó. Tài liệu được chụp trên một mặt phẳng làm bằng gỗ khảm xà cừ. Do các ảnh chụp trong những ngày vừa qua cho thấy nhà bà Thành không có đồ vật nào thuộc loại này, ảnh có lẽ được chụp ở một địa điểm khác (trong hoặc ngoài thôn Hoành). Người chụp có lẽ không phải là nông dân, mà là một “nhà hoạt động” chuyên nghiệp.

Như vậy, thân nhân của “tổ Đồng Thuận” đang trở thành quân cờ trong tay các nhà dân chửi. Do thiếu hiểu biết, họ đã ký tên mình dưới những yêu sách hoang đường, không thể thực hiện được trong hoàn cảnh hiện tại. Cụ thể, do vụ Đồng Tâm có tính chất bạo động quá rõ ràng và có thiệt hại nhân mạng không đáng kể, quốc tế gần như không có lý do để đặt vấn đề với Việt Nam về “một cuộc điều tra độc lập”. Khi quan hệ giữa Việt Nam và phương Tây đang đi vào giai đoạn ấm cúng, Mỹ cũng không dại gì mà áp dụng đạo luật Magnitsky với Việt Nam. Cùng lắm thì vấn đề này sẽ được nêu ra trong các dịp “đối thoại nhân quyền”, phần để mặc cả các thỏa thuận về thương mại và đối ngoại, phần để lấy phiếu của cộng đồng cờ vàng trong đợt bầu cử Tổng thống sắp tới. Thêm nữa, dù phương Tây có thể chống lưng cho một vài “nhà dân chủ” sáng giá, họ không dại gì mà chống lưng cho một nhóm nông dân bạo động, có tính chất hoạt động như khủng bố.

Với bối cảnh này, “tổ Đồng Thuận” và người nhà sẽ chỉ biến thành diễn viên trong một vở kịch chính trị mà họ không được lợi.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây