Cũng giống như nhiều tổ chức tôn giáo khác, khi mà nhiệm kỳ cũ chuẩn bị hết (nhiệm kỳ thứ XIII) thì việc chuẩn bị cho nhiệm kỳ mới (nhiệm kỳ thứ XIV) đang được Hội đồng Giám mục Việt Nam chuẩn bị. Trong đó vấn đề nhân sự sẽ là ưu tiên và là nhân tố có tính quyết định chất lượng và cả những kết quả theo chiều hướng tích cực trong đó.
Trong danh sách nhân sự cho các cương vị Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐGM VN; Tổng thư ký, Phó tổng thư ký Hội đồng Giám mục VN, Chủ tịch các uỷ ban trực thuộc thì ghi nhận một số Giám mục sẽ đến tuổi nghỉ hưu theo luật của Giáo hội trước khi nhiệm kỳ mới bắt đầu hoặc sẽ không có đủ thời gian để gánh vác sứ vụ nếu được bầu trên cương vị mới. Trong đó có thể kể đến như Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Gp Hà Tĩnh hiện đang là chủ tịch Uỷ ban công lý & hoà bình thuộc HĐGM VN, ông sinh tháng 2/1945 (đến tháng 2/2020 ông tròn 75 năm tuổi và đủ tuổi nghỉ hưu; Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Ðệ (sinh 1946) là một Giám mục của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, là Giám mục chính tòa đương nhiệm của Giáo phận Thái Bình, Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ của Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kì 2013 – 2016 và nhiệm kì 2016 – 2019…
Có lẽ với Giám mục Nguyễn Văn Đệ sẽ không có quá nhiều băn khoăn vì lẽ chắc chắn ông sẽ gánh vác một sứ vụ khi biết nó quá sức với mình khi tuổi già đã đến. Sự khiêm nhường sẽ khiến ông rút lui trong vui vẻ và bình an nhất. Song, với Giám mục tiên khởi Gp Hà Tĩnh thì có lẽ nó không hoàn toàn như thế.
Giáo phận Hà Tĩnh mới thành lập đúng 6 tháng (từ ngày 22/12/2018), là Giáo phận còn quá non trẻ trong 27 Giáo phận Công giáo VN hiện nay. Đương nhiên sự “đứt gánh” chủ chăn sẽ khiến cho tân Gp này ít nhiều gặp khó khăn. Đây có thể là cái lí do được vị Giám mục quê gốc Nghệ An này đưa ra để thuyết phục Toà thánh cũng như các Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam để được ở lại cương vị Giám mục Gp Hà Tĩnh trong 1 thời gian có hạn định. Điều này cũng đồng nghĩa, ông sẽ có cơ hội tiếp tục nắm giữ cương vị chủ tịch Uỷ ban công lý & hoà bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Kể ra nếu theo cái lộ trình đó thì mọi sự có vẻ đã sáng rõ hết mức có thể. Việc ở lại của vị Giám mục này sẽ phụ thuộc rất lớn vào ý chí của Toà thánh vào lúc này. Tất nhiên, với Toà thánh thì đấy là điều không dễ dàng gì, bởi họ sẽ phải cân bằng giữa thần quyền và thế quyền. Họ muốn tiến xa hơn trong quan hệ với VN để thuận tiện mọi bề, cả việc sử dụng VN làm bàn đạp để tiến sâu, tiến xa vào khu vực Đông Nam Á trên con đường truyền giáo của mình thì đương nhiên sẽ phải có những ràng buộc nhất định. Trong khi đó, với giới chức trong nước thì vị Giám mục tân Gp Hà Tĩnh không khác gì một cái gai thực sự mà xin thưa hễ chế độ, nhà nước nào cũng muốn nhổ bỏ càng nhanh càng tốt.
Kể cả thời gian làm Giám mục GP Vinh (2010 – 2018) và nay, khi đang làm Giám mục Hà Tĩnh, vị Giám mục này liên tục có những hành động, hành vi đạp trời khuấy nước; sử dụng đàn chiên của mình như những công cụ chống đối, ngang nhiên vi phạm pháp luật và thách đố chính quyền. Ông tự cho mình cái quyền sai khiến, làm gì tuỳ thích, miễn là có lợi cho giáo hội, những thứ khác không cần đếm xỉa đến…
Với một não trạng như thế, chính quyền địa phương cho đến nhà nước đã không hài lòng. Họ cũng đã năm lần bày lượt có các bị vong lục gửi tới Toà thánh chỉ để đề nghị có hình thức xử trí theo luật Giáo hội và để ổn định tình hình và cũng để thuận lợi cho quan hệ hai bên.
Quay lại với đề nghị được ở lại của vị Giám mục này. Đồng ý là Gp Hà Tĩnh còn quá non trẻ, việc thay “thuyền trưởng” lúc này sẽ là không nên nếu như tuổi đời của vị Giám mục đương nhiệm cho phép. Nhưng xem chừng, hơn 1 năm xây dựng đối với Gp Hà Tĩnh đã không phải là quá ngắn và nhất là khi để Gp này phát triển đúng đường hướng, không chịu bất cứ tác động xấu nào, Toà thánh, và cả Hội đồng Giám mục VN sẽ cân nhắc kỹ lưỡng ai sẽ là người về thay thế Giám mục này trên cương vị chủ chăn. Đó là điều mà GP Hà Tĩnh nên yên tâm vào lúc này nếu như đề nghị kéo dài tuổi làm việc của Giám mục này không được chấp nhận.
Trong khi đó, nếu có ngoại lệ với Giám mục Nguyễn Thái Hợp thì dù cân bằng được bài toán Gp Hà Tĩnh nhưng sẽ tạo ra những tiền lệ xấu; làm khó cho Toà thánh trong thực hiện Luật Giáo hội hiện hành.
Một lí do khác cũng cần được nói ra, đó là trong cơ cấu các Bộ, hội đồng trực thuộc Toà thánh không hề có Bộ/Hội đồng công lý & hoà bình (xem thêm: https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_tri%E1%BB%81u_R%C3%B4ma). Theo cơ cấu ngành dọc thì không có lí gì tại Giáo hội VN (Hội đồng giám mục VN) lại có Uỷ ban công lý & hoà bình). Và trên thực tế để thống nhất từ trên xuống dưới, Toà thánh đã nhiều lần có công hàm yêu cầu HĐGM VN xem xét và bãi bỏ ban này. Vấn đề này cũng đã được đưa ra bàn tại hội nghị thường niên năm 2019 mới đây nhưng chưa được ngả ngủ dù yêu cầu của Toà thánh vẫn chưa bao giờ là chuyện gì đó quá cũ…
Về hay ở lại, với đấng chăn chiên, đấng chân tu mà nói nên chăng không có bất cứ ngoại lệ nào. Đi tu mà còn vướng bụi quyền lực thì sao còn gọi là đi tu!
Nguồn: Mõ làng