Trang chủ Luận bàn - Phản biện Chân Trời mới Media hãy bỏ ngay kiểu ăn mày quá khư,...

Chân Trời mới Media hãy bỏ ngay kiểu ăn mày quá khư, bới lông tìm vết, bới bèo ra bọ!

37
0

Ngày 14/11/2023 trên trang facebook của Chân Trời mới Media có đăng tải bài viết bao gồm bức hình bài báo với tiêu đề “Bình quân được… nửa con gà” được đăng trên báo tuổi trẻ online ngày 21/11/2007 và kèm thêm những lời bình: Người nông dân này nhận xét rất đúng. Con số 800 đô la có nghĩa là khi các quan chức kiếm được nhiều triệu đô thì hàng ngàn gia đình không có thu nhập gì hết. Đặc biệt trong thời kỳ hàng trăm ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ thi nhau phá sản, công nhân trắng tay vì mất hẳn thu nhập khi thất nhiệp; con số bình quân: quan ăn không hết, dân lần không ra. Đó là toàn bộ luận điệu xuyên tạc, phi lý của chúng.

Chân Trời mới Media hãy bỏ ngay kiểu ăn mày quá khư, bới lông tìm vết, bới bèo ra bọ!

Mục đích thực sự của chúng đó là mượn nội dung bài viết về sự chênh lệch trong thu nhập tại Trà Vinh từ năm 2007 để thực hiện mục đích bước đầu là tạo cớ làm nóng dư luận. Chúng dựa vào việc bài viết được đăng tải trên kênh thông tin chính thống, để tô vẽ, thêm bớt, chèo lái làm biến tướng nội dung theo hướng tiêu cực, tạo dư luận xấu, làm nảy sinh thêm các mâu thuẫn trong xã hội, gây bất ổn về mặt chính trị; Chúng trắng trợn bịa đặt, vú khống, quy chụp mức thu nhập cao cho đội ngũ cán bộ và ám thị sự tham nhũng của đội ngũ cán bộ. Bôi nhọ đội ngũ cán bộ; hạ thấp uy tín của đội ngũ cán bộ, đảng viên; hạ thấp uy tín của Đảng, nhà nước trước quần chúng nhân dân; kích động tư tưởng phản kháng, chống đối của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và đội ngũ cán bộ các cấp.

Vậy bản chất của sự việc là gì, có đúng như những gì Chân trời mới đã nói không? Xin thưa là không và không ngay từ câu chuyện mà chúng lấy làm cớ để đan cài luận điệu xuyên tạc. Không đúng và trái ngược hoàn toàn với mục đích, tính chất của bài viết gốc và đặc biệt là tính thời sự của bài viết đã không còn, tính đến thời điểm này bản chất, ý nghĩa của sự việc cũng đã thay đổi hoàn toàn, thay vì hạn chế, khuyết điểm cần rút kinh nghiệm thì sau 16 năm nó đã trở thành điển hình cần học tập.

Cụ thể là năm 21/11/2007 trên báo Tuổi trẻ Onile đã đăng tải nội dung về sự vệc ở tỉnh Trà Vinh. Trong một đợt thị sát đời sống xã hội ở tỉnh, một vị lãnh đạo có gặp gỡ người dân và ông cũng nói lên niềm vui khi thấy con số thu nhập bình quân trên đầu người của tỉnh đạt 800 USD/năm. Nói xong, vị lãnh đạo muốn nghe ý kiến của người dân. Một nông dân nói: “Một người ăn nguyên một con gà, một người chỉ đứng nhìn, tính bình quân mỗi người ăn được… nửa con gà. Qua đó giúp cho vị lãnh đạo nhận ra rằng. Lâu nay ta luôn có thói quen làm phép tính bình quân trên tất cả mọi lĩnh vực. Và an lòng, hài lòng khi con số được tăng lên mà chưa nhận rõ, chưa đánh giá đúng cái khoảng cách quá xa giữa người giàu và kẻ nghèo. Cũng nhờ có bài viết mà giúp cho các tỉnh có cái nhìn toàn diện hơn về việc đánh giá thu nhập của người dân dựa trên các chỉ số. Đối với Trà Vinh thì tỉnh cũng chú trọng quan tâm lãnh đạo và có nhiều biện pháp giảm nghèo; cả bộ máy chính quyền cùng vào cuộc để quyết tâm giảm nghèo trong tỉnh nếu năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo là 13,26% năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn 1,67% (Báo điện tử Dân tộc và phát triển, cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc ra ngày 18/12/2020)

Một vấn đề nữa chúng ta cần phải nhắc đến đó là Chân trời mới muốn dùng sự chênh lệc giàu nghèo của của người dân để chống phá, để xuyên tạc. Đúng, ở nước ta cũng không tránh khỏi vẫn còn tồn tại sự chênh lệc về giàu nghèo vì đang trong thời kỳ quá độ, đáng trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN. Đảng, Nhà nước ta cũng rất quan tâm để giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo. Chính sự sâu sát của lãnh đạo trà vinh, sự tuyên truyền, phản ánh của cơ quán báo chí; sự vào cuộc quyết liệt của các tỉnh trong đó có Trà Vinh đã minh chứng điều đó. Nhưng nếu xét về sự chênh lệch giàu nghèo của nước ta mà đem so với các nước tư bản thì đúng là đem con kiến mà đi so với con voi. Kỳ thực đúng là như vậy. Chính sự chênh lệch cũng đang đem lại những cơn đau đầu kinh niên cho các nước tư bản.Tiêu biểu là  phong trào “Chiếm phố Wall”. Báo điện tử Dân trí ra ngày 17 tháng 10 năm 2011 có viết:  Tại New York, “Chiếm phố Wall” khởi phát với một nhóm nhỏ sinh viên khoảng một chục người tại công viên Zuccotti, thành phố New York ngày 17/9/2011. Sau mấy tuần phát động, phong trào đã lan ra trên cả chục tiểu bang ở Mỹ, rồi đến hàng trăm thành phố ở hàng chục nước.

Khẩu hiệu của phong trào là “99%”, tức là 99% dân là người nghèo hay chỉ đủ ăn, trong khi đó 1% người cực giàu điều khiển guồng máy kinh tế tài chính Mỹ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mọi người.

Có một thực tế là hiện nay, 1% người giàu nhất nước Mỹ làm chủ 40% tài sản của Mỹ. Trong khi 80% người dân ở mức thấp nhất làm chủ chỉ có 7% tài sản nước Mỹ. Một phần tư thế kỉ trước, 33% tài sản quốc gia do 1% giới giàu làm chủ.

Về thu nhập, 1% người có mức lương cao chiếm 24% tổng số thu nhập của toàn dân. Nhiều người cho rằng cách biệt giàu nghèo như thế là bất công xã hội và đã có những nhận định là phong trào “Chiếm phố Wall” đang khởi xướng một cuộc chiến tranh giai cấp tại Mỹ.

Cuộc biểu tình từ New York đã lan rộng ra nhiều thành phố lớn ở nước Mỹ từ bờ Đông sang bờ Tây: Boston, Washington DC, Denver, San Francisco, L.A… và thậm chí còn lan sang các nước khác trên thế giới như tại Canada, Anh, Italia, Tây Ban Nha, Ireland, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Một luận điểm mà chúng đưa ra nữa là: Quan ăn không hết dân lần không ra. Nghe qua thôi cũng thấy sặc mùi cay cú, bậy bạ. Mục đích thì xấu xa, ngôn từ thì thiếu chính xác và có vẻ gì đó rất sàm! Quan chức các nước tư bản giàu thế, chênh lệch với người dân lao động lớn thế chúng không nói. Xin thưa cho kẹo chúng cũng không dám nói, chẳng lẽ chúng lại ngoặc mồm cắn chủ của mình. Cái nữa trong dân cũng có người giàu, người nghèo, thậm chí nói đến sự giàu có là chúng phải nói đến các doanh nhân làm hàng đầu. Nhưng chúng cố tình đưa đội ngũ cán bộ vào để chia rẽ, tạo sự bất đồng trong xã hội, tạo dư luận xấu trong nhân dân đối với đội ngũ cán bộ nhà nước. Chúng dùng những vấn đề rất nhỏ nhặt, không đáng nhắc, chưa rõ ràng để thực hiện mục đích rõ ràng, lớn là chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá sự nghiệp cách mạng.

Xuyên suốt vấn đề từ đầu đến cuối giúp chúng ta nhận thức một cách rõ nét hơn âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động Chân trời mới media. Chúng bịa đặt, vu khống, thêm bớt, tạo cớ vỡ vẩn; bới lông tìm vết, vén bèo ra bọ. Kết hợp lấy những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý của nhà nước để mà chống phá; lấy những sự việc nhỏ tạo mâu thẫn lớn, thậm chí bới lại những sự việc đã xảy ra và xử lý xong từ rất nhiều năm về trước. Cho thấy bẩn chất của chúng là không thể thay đổi, cố chấp và bất chấp. Chúng ta cần hết sức cảnh giác, kiên kiên đấu tranh, vạch rõ âm mưu của chúng. Quyết không cho chúng đạt được mục đích xấu xan của mình.

          VĂN THẬT

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây