Trang chủ Luận bàn - Phản biện Cái nhìn chủ quan, luận điệu xấu xa, xuyên tạc tình hình...

Cái nhìn chủ quan, luận điệu xấu xa, xuyên tạc tình hình nhân quyền, phân biệt đối xử ở Việt Nam của Việt Tân

161
0

Những ngày qua trang Việt Tân với cái nhìn chủ quan, luận điệu xấu xa, xuyên tạc tình hình nhân quyền, phân biệt đối xử ở Việt Nam. Thực tiễn sinh động về nhân quyền, công bằng xã hội ở Việt Nam cùng những ghi nhận của cộng đồng quốc tế đã bác bỏ hoàn toàn luận điệu sai trái đó…

Cái nhìn chủ quan, luận điệu xấu xa, xuyên tạc tình hình nhân quyền, phân biệt đối xử ở Việt Nam của Việt Tân

Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Ở Việt Nam, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được tôn trọng và bảo đảm. Cùng với việc ghi nhận quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, Đảng và Nhà nước ta đã thực thi nhiều chính sách bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và tham gia hầu hết các điều ước quốc tế về quyền con người như Công ước quốc tế về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979, Công ước về quyền trẻ em năm 1989, Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006 v.v… và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, to lớn, góp phần xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, đóng góp vào cuộc đấu tranh chung vì mục tiêu hòa bình và tiến bộ xã hội của toàn nhân loại.

Cùng với đó, thực hiện nghĩa vụ quân sự là quyền lợi, đồng thời cũng là trách nhiệm cao cả của mỗi công dân Việt Nam để bảo vệ nền độc lập, tự do, hòa bình cho Tổ quốc và bảo vệ sự bình yên cho chính quê hương, gia đình, người thân của mình. Và trên hết, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự đã được hiến định trong Hiến pháp, pháp luật Nhà nước, vì vậy, không thể đưa ra để bàn luận, để tính toán “đi hay không đi”, “dám hay không dám”. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân” (Điều 45, Chương II) và “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân; công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định. Như vậy, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự đã được luật hóa, buộc phải thực hiện.

Trải qua gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và phát triển, Quân đội đã cùng toàn Đảng, toàn dân lập nên những chiến công hiển hách. Đó cũng là “trường học lớn” để hàng triệu thanh niên Việt Nam – “Bộ đội Cụ Hồ” không ngừng trưởng thành về mọi mặt, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Ngày nay, với kỷ luật tự giác và nghiêm minh, môi trường quân ngũ là cơ hội để thanh niên học tập, rèn luyện, trưởng thành và cống hiến

Những thông tin của Việt Tân đưa ra với mưu đồ xấu xa, xuyên tạc, bịa đặt đánh giá tình hình nhân quyền, bình đẳng của mọi công dân Việt Nam phiến diện không trung thực,không bắt nguồn từ thực tiễn ở Việt Nam, những thông tin mà họ đưa ra nhằm kích động một số người dân, gây mất đoàn kết, làm cho dân hoang mang,mất niềm tin đối với Đảng, Nhà nước.

THẾ HIỆP

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây