Trang chủ Luận bàn - Phản biện Bangkok Post và những định kiến ngớ ngẩn về nước “N” với...

Bangkok Post và những định kiến ngớ ngẩn về nước “N” với đồng tiền “D”

126
0

Mạng xã hội đang lan truyền bài báo của tờ Bangkok Post về một quốc gia ASEAN tưởng tượng: mô típ nước “N” với đồng tiền “D” cùng những nhận định ngô nghê. 

Bangkok Post và những định kiến ngớ ngẩn về nước “N” với đồng tiền “D”Bài báo của tờ Bangkok Post về một quốc gia ASEAN tưởng tượng: mô típ nước “N” với đồng tiền “D” cùng những nhận định ngô nghê.

Có thể nói, Bangkok Post  là tờ báo lớn thứ hai Đông Nam Á, sau The Strait Times của Singapore, nhưng đây là một bài kiểu “chuyên gia” kể chuyện, và dĩ nhiên với những thể loại bài thế này, ban biên tập không chịu trách nhiệm, “quả bóng trách nhiệm” trong trường hợp này được “đá” cho một “chuyên gia tự do” – ChartChai Parasuk, tác giả bài báo tưởng tượng trên.

Bằng khả năng suy diễn của mình, tác giả Parasuk đã vẽ ra những nội dung mang nặng thành kiến, so sánh vô lối nước N với cuộc khủng hoảng Tom Yum Kung của Thái Lan năm 1997. Đáng chú ý, bài viết cố tình che khuất đi thực tế, hoàn cảnh và nội tại hoàn toàn khác biệt ở hai trường hợp.

Một điểm chính đáng kể nhất của bài báo là nhắc đến dự trữ ngoại hối của nước N chỉ đủ 3 tháng nhập khẩu. Ở cận dưới khuyến cáo của IMF: từ 3 đến 6 tháng. Nhưng tác giả lại quên mất một điều cơ bản, “N” là nước đang bùng nổ trong lĩnh vực gia công, nên khuyến cáo có tính chung chung của IMF KHÔNG CHÍNH XÁC với “N”.

Vì là nước bùng nổ lĩnh vực gia công, nhất là sản phẩm công nghệ đắt tiền, nên lượng xuất nhập khẩu cực cao so với nền kinh tế, nhập khẩu năm ngoái của “N” bằng đến 82% GDP, xuất khẩu còn lớn hơn, 83%, nghĩa là vẫn thặng dư ròng 4 tỉ USD. Phần lớn lượng nhập khẩu là đầu vào để xuất khẩu. Như một chiếc bình thông hai đầu, hàng hóa và ngoại tệ liên tục chảy vào ra hai đầu.

Dù dự trữ ngoại hối là rất quan trọng, mốc 3 tháng nhập khẩu không còn quá quan trọng, vì lượng hàng thiết yếu, bắt buộc phải nhập để tiêu dùng trong nước chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số nhập khẩu, còn hàng nhập để gia công rồi xuất thì các doanh nghiệp hoàn toàn làm chủ được dòng ngoại tệ.

Tựu chung lại, đây là một bài viết với những lập luận thành kiến và suy diễn vô lối. Lái thì vơ mọi thứ, cả tin từ hồi 2020 xào lại, kiếm cớ hù đạp, vừa gom hàng rẻ vừa giành phái sinh.

Tùng Nguyên

Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây