Trang chủ Luận bàn - Phản biện Cảnh giác với luận điệu “xuyên tạc” của Việt Tân về Hiến...

Cảnh giác với luận điệu “xuyên tạc” của Việt Tân về Hiến Pháp

69
0

Chính vì vị trí vai trò to lớn của Hiến pháp mà các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để xuyên tạc, bôi nhọ. Mới đây trên trang Facebook của Việt Tân xuất hiện bài viết đưa nội dung điều 25 hiến pháp nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam với những dòng bình luận hết sức “loạn ngôn”, “xấc xược”.

Cảnh giác với luận điệu “xuyên tạc” của Việt Tân về Hiến Pháp

Hiến pháp là đạo luật gốc do Quốc hội ban hành có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, xã hội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Trên cơ sở hiến pháp nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 mà quốc hội và các tổ chức chính trị – xã hội ban hành luật và các văn bản dưới luật để quản lý và điều hành cá nhân, tổ chức trong xã hội. Chính vì vị trí vai trò to lớn của Hiến pháp mà các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để xuyên tạc, bôi nhọ. Mới đây trên trang Facebook của Việt Tân xuất hiện bài viết đưa nội dung điều 25 hiến pháp nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam với những dòng bình luận hết sức “loạn ngôn”, “xấc xược”.

Nội dung Điều 25, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.  Theo đó mọi công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình nhưng việc thực hiện phải do “pháp luật quy định”. Tuy nhiên các quy định của pháp luật Việt Nam không cho phép các nhà “dân chủ” Việt Tân được tự do, công khai phát ngôn, tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ chế độ, lãnh đạo nước ta; không cho phép kích động, lôi kéo quần chúng tổ chức các hoạt động biểu tình chống phá chính quyền, gây mất trật tự cộng đồng, gây mất đoàn kết dân tộc, …. mà tác giả cố tình “lấp liếm” đi việc phải thực hiện theo quy định của pháp luật để cho rằng cán bộ nhà nước ta “ không biết đọc hoặc đọc không hiểu nên toàn làm những điều ngược lại hiến pháp”. Đây rõ ràng là luận điệu “láo xược”, ngông cuồng, xuyên tạc, gian xảo, bôi nhọ hiến pháp và cán bộ của nhà nước ta nhưng cũng đồng thời vạch trần tư duy phản động, kiến thức ngắn ngủn, đọc hiểu tiếng Việt “ chưa sõi” của Việt Tân. Tuy nhiên điều đáng buồn là nhiều người vẫn cố tình không hiểu, đã cổ súy cho bài viết bằng nhiều lượt like, bình luận.

Các quyền tự do ngôn luận, báo chí đã được khẳng định ngay trong Điều 10, Hiến pháp đầu tiên (năm 1946) của Nhà nước Việt Nam, sau đó được tiếp tục ghi nhận trong các bản Hiến pháp sau này. Các quyền hiến định đó được thể chế hóa trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam. Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản hoặc dưới bản điện tử hoặc dưới hình thức khác như tranh vẽ, biểu diễn nghệ thuật…. Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in. Báo chí có vai trò là phương tiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân là công dân có quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác (Điều 11 Luật Báo chí năm 2016). Tuy nhiên, cũng như các quyền khác của công dân, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí phải trong khuôn khổ pháp luật quy định. Theo đó, khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, công dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ nhà nước và không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác. Những điều này đã được quy định rõ ràng, cụ thể trong luật báo chí năm 2016 và luật an ninh mạng năm 2018.

Quyền biểu tình , tự do hội họp, lập hội là một trong những quyền cơ bản của công dân được Nhà nước Việt Nam công nhận, tôn trọng trong Hiến pháp và pháp luật. Việt Nam hiện có rất nhiều tổ chức hội, hiệp hội, câu lạc bộ ở các địa phương hoạt động, ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc tồn tại các tổ chức này thể hiện nổ lực của Nhà nước trong việc đảm bảo và phát huy tối đa mọi quyền lợi chính đáng của công dân đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân bày tỏ lòng yêu nước hoặc bày tỏ chính kiến của mình về mọi vấn đề của đất nước. Tuy nhiên, lợi dụng quyền biểu tình, tự do hội họp, lập hội để chống phá Nhà nước, nhân dân lại là việc làm trái pháp luật. Như vậy, rõ ràng là không thể tùy tiện biểu tình, lập hội nếu việc đó hại đến lợi ích quốc gia và quyền tự do của người khác. Hiến pháp và pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng quyền biểu tình, tự do lập hội và sẽ chẳng ai bị hạn chế nếu các hoạt động ấy thực sự vì con người, vì lợi ích của nhân dân.

Thiết nghĩ ở mỗi nước, do bản chất của chế độ chính trị – xã hội, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, điều kiện lịch sử đặc thù, tình hình cụ thể trong nước và quốc tế, mà định ra các luật của mình tương thích với nhu cầu thực tế phát triển của đất nước. Do vậy, luật của các quốc gia, các khu vực khác nhau sẽ không giống nhau và trong các thời kỳ lịch sử khác nhau cũng khác biệt nhau. Chính vì vậy, nội hàm cụ thể của quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình cũng khác nhau ở các nước khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các quyền này, dù ở bất cứ quốc gia nào cũng không phải là các quyền tuyệt đối, không giới hạn, mà là các quyền có giới hạn. Giống như ở nhiều nước, pháp luật của Việt Nam cũng ghi rõ những điều không được làm.

Thực tiễn đã chứng minh, trong thời kỳ đổi mới ở nước ta, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các tổ chức, đoàn thể cũng có sự phát triển vượt bậc, cải thiện và nâng cao đáng kể điều kiện và khả năng tự do tiếp cận thông tin, trình bày chính kiến, nguyện vọng của mọi người dân. Là người dân Việt Nam, chúng ta cần phải nâng cao ý thức thượng tôn Pháp luật, tích cực tìm hiểu nâng cao kiến thức mọi mặt và cảnh giác trước những thông tin xấu độc, đặc biệt trong thời đại công nghệ số. Đồng thời tích cực các hoạt động đấu tranh phòng chống luận điệu xuyên tạc của kẻ thù.

QUANG. HÀO

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây