Trang chủ Đối tượng Góc nhìn lệch lạc của Thái Hạo

Góc nhìn lệch lạc của Thái Hạo

59
0

Trong bài viết Thái Hạo đã sử dụng những ngôn từ rất tiêu cực về công tác thi đua. Không biết vô tình hay cố ý, tác giả đã đồng nhất bản chất tốt đẹp của công tác thi đua khen thưởng với hiện tượng ganh đua, sự cạnh tranh để giành lấy phần hơn một cách tiêu cực.

Góc nhìn lệch lạc của Thái Hạo

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Công tác thi đua khen thưởng có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng, là công cụ quản lý quan trọng, tham gia thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, xây dựng con người mới; lay động mạnh mẽ đến tình cảm, trách nhiệm, ý thức, ý trí tự lực tự cường, lòng tự hào của cộng đồng và sức sáng tạo của tập thể, cá nhân. Tuy nhiên, ngày 14/5/2023 trên trang Chân Trời Mới Media. Tác giả Thái Hạo viết bài “Thi đua đang phá nát xã hội”. Nội dung bài viết thể hiện cái nhìn thiếu khách quan, méo mó, sai lệnh, xuyên tạc bản chất của công tác thi đua, khen thưởng.

Trong bài viết Thái Hạo đã sử dụng những ngôn từ rất tiêu cực về công tác thi đua. Không biết vô tình hay cố ý, tác giả đã đồng nhất bản chất tốt đẹp của công tác thi đua khen thưởng với hiện tượng ganh đua, sự cạnh tranh để giành lấy phần hơn một cách tiêu cực. Một khi đã sinh lòng “ganh đua”, nếu không kiểm soát con người sẽ sinh ra tính đố kỵ, ganh ghét. Lòng đố kỵ như ngọn sóng âm ỉ trong lòng, nếu không chế ngự kịp thời sẽ bùng phát thành thành hiện tượng “kèn cựa” “đấu đá”. Từ một vài hiện tượng tiêu cực, vụn vặt trong đời sống xã hội, tác giả đã quy chụp cho rằng công tác thi đua của ta “không những không kích thích tư duy lành mạnh”. Vậy Thái Hạo là ai? hắn từng là nhà giáo, do thái độ bất mãn, tiêu cực, chống đối,…nên đã bị đuổi ra khỏi ngành giáo dục cách đây nhiều năm. Ra khỏi ngành giáo dục, hắn tham gia thành lập hội nhóm tên gọi mỹ miều “văn đoàn độc lập việt nam” thực chất là một tổ chức bất hợp pháp, ra đời chủ yếu để “làm chính trị”, phục vụ cho các “âm mưu chính trị” đen tối nhiều hơn là chuyên tâm vào các hoạt động văn học nghệ thuật. Phương châm của tổ chức này đó là “Chửi to thì tiếng vang lớn, tiếng vang lớn thì lại có nhiều tiền”. Chính vì vậy, chúng ta thấy đa số các bài viết của hắn đều chứa đựng ngôn từ cực đoạn, quy chụp, bịa đặt, “có ít sít ra nhiều” nhằm tuyên truyền chống phá Đảng, nhà nước và nhân dân ta bài “Thi đua đang phá nát xã hội” chỉ là một trong số ít các bài viết. Mục đích viết bài này để nhằm xuyên tạc bản chất tốt đẹp của phong trào thi đua yêu nước, cố súy lối sống tự do vô chính phủ.

Một xã hội văn minh tiến bộ là xã hội hóa sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước, đề cao việc thi đua. Ngược lại, xã hội không có hoặc không đề cao thi đua, khen thưởng tức là xã hội tụt hậu, kém phát triển. Thi đua, khen thưởng để nêu gương, giáo dục đạo đức xã hội; Thi đua, khen thưởng để hạn chế, bớt đi tiêu cực, làm cho xã hội tốt đẹp và nhân văn hơn. Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi năm 2022 tại điều 4 đã nêu rõ: Mục tiêu của thi đua (1) Mục tiêu của thi đua là nhằm động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thực tiễn hiện nay công tác thi đua, khen thưởng của một số đơn vị cơ sở, mặc dù đã có nhiều khởi sắc nhưng cũng còn những hạn chế nhất định tổ chức hoạt động thi đua khen thưởng còn mang tính hình thức, rập khuôn, máy móc, tính hiệu quả thấp. Nguyên nhân do chủ thể tiến hành thi đua, khen thưởng chưa nhận thức đúng đắn và coi trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào thi đua. Việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng cho mọi đối tượng chưa sâu sắc, duy trì nền nếp, chế độ hoạt động thi đua chưa thường xuyên,…những hạn chế nêu phần nào làm ảnh hưởng đến mục đích, ý nghĩa của hoạt động thi đua, không đúng như nhận định của tác giả Thái Hạo “Thi đua đang phá nát xã hội là con đẻ của nỗi sợ hãi tự do”

Như vậy, với nhận định nêu trên của tác giả bài viết là méo mó, sai lệnh về bản chất của công tác thi đua khen thưởng cần được vạch rõ. Mọi người cần phải tỉnh táo, có tư duy phản biện khi tiếp nhận những thông tin trên mạng xã hội, nhất là thông tin được viết ra bởi những con người có tâm không trong sáng, bất mãn, thiếu tính chất xây dựng.

MCHUNG. M HÙNG

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây