Ngày 12/4/2023, tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Lân Thắng (48 tuổi, trú tại Đống Đa, Hà Nội) 6 năm tù về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng một số thành phần bất đồng chính kiến trên trang facbook Tiếng dân news lại cho rằng đây là “một ngày rất buồn”. Vậy sự thật có “buồn” như vậy không ? Nỗi buồn này ẩn chứa điều gì.
Theo cáo trạng thể hiện thì từ ngày 13-6-2018 đến 31-12-2020, bị cáo Thắng trực tiếp tham gia trả lời phỏng vấn các trang mạng, đăng tải lên Internet nhiều video có nội dung tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, có 11 nội dung tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân. Tám nội dung tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân. Bốn nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Ngoài ra, bị cáo còn tàng trữ hai tài liệu dạng sách có ba nội dung tuyên truyền thông tin xuyên tạc, 14 nội dung tuyên truyền thông tin bịa đặt, 12 nội dung xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Như vậy có nên buồn cho Nguyễn Lân Thắng hay không? có chăng buồn cho Thắng vì một số vấn đề sau:
Thứ nhất, là một công dân của một đất nước thì yêu cầu đầu tiên là phải chấp hành tốt hiến pháp và pháp luật của đát nước đó, bởi pháp luật là thượng tôn, mọi người phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Điều này chắc chắn ai cũng biết, vậy nhưng Thắng đã không như vậy. Đó là điều chúng ta buồn cho Thắng.
Thứ hai, Nguyễn Lân Thắng sinh năm 1975, được học hành, đào tạo cơ bản, có nhận thức tốt, là con của một gia đình trí thức hàng đầu ở Việt Nam. Là cháu của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, là con của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng. Ông Tráng là Giảng viên bộ môn Hệ thống điện, khoa Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội… Là một tri thức có trình độ, hiểu biết sâu rộng, đáng lẽ Nguyễn Lân Thắng phải đóng góp trí tuệ, tài năng của mình để tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống của gia đình, góp sức vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng không, Thắng lại đi chống phá lại đất nước, bôi đen truyền thống của gia đình, trở thành một “nghịch tử” của dòng họ Nguyễn Lân.
Đáng lẽ ra Tạ Duy Anh phải buồn cho Nguyễn Lân Thắng về những việc làm sai trái của nhân vật này đối với gia đình, với đất nước, chứ không phải đi “khóc thuê” cổ vũ cho hành động của Nguyễn Lân Thắng.
MINH. SINH
Nguồn: Đấu trường Dân chủ