Trang chủ Luận bàn - Phản biện Không nên “vơ đũa cả nắm”

Không nên “vơ đũa cả nắm”

90
0

Ngày rằm tháng giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu của người Việt Nam là một phong tục có từ nhiều đời nay. Trên thực tế, từ quan niệm đến hiện thực phong tục này còn nhiều vấn đề cần tranh luận. Tuy nhiên, một số người lại có hành vi lợi dụng đả phá, bôi nhọ, hòng gây mâu thuẫn tôn giáo, tự do tín ngưỡng của người Việt nam nói chung.

Không nên

         Đọc bài viết “Ngày rằm nói chuyện tín ngưỡng của người Việt” của tác giả Chu Mộng Long trên Báo Tiếng Dân. COM tôi có cảm nhận tác giả dùng thuật ngữ “dân Việt ta” tôi nghĩ ngay đến mối liên hệ nòi giống, theo đó có lẽ tác giả Chu Mộng Long cũng từng xuất thân là người Việt Nam. Tác giả chắc hẳn cũng tự hào về một dân tộc đất không rộng, người không đông những đã làm nên những điều vô cùng vĩ đại mà nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, bè bạn quốc tế phải khâm phục và ngưỡng mộ. Nhất là ngày nay, trong điều kiện đại dịch, kinh tế thế giới gặp khó khăn nhưng người Việt Nam chúng ta vẫn tiếp tục khẳng định vị thế của mình, cần cù chịu khó, thông minh sáng tạo, vươn lên để xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh.

          Thế mà trong bài viết của mình Chu Mộng Long lại nói rằng: “Trong khi dân Việt ta chứa trong tim toàn chuyện tranh chấp, ghen tị, tham lam, đa số không sống ác mới lạ”. Trên thực tế  không như Chu Mộng Long đã viết. Bản chất người Việt ta đã được chứng minh qua cả chiều dài lịch sử hơn bốn ngàn năm của dân tộc, luôn giàu lòng nhân ái, độ lượng kể cả với kẻ thù xâm lược, thương yêu nhau giúp đỡ nhau vượt lên mọi khó khăn thử thách “bầu ơi thương lấy bí cùng” “lá lành đùn lá rách”. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay đang tồn tại một số nhỏ những con sâu, con mọt làm ảnh hưởng đến bản chất tốt đẹp của người Việt thì đã, đang và sẽ được cơ quan chức năng nghiêm trị bằng luật pháp. Không thể nhân những việc nhỏ mà có thái độ vơ đũa cả nắm hòng bôi nhọ bản chất tốt đẹp, gây mất đoàn kết nội bộ của người Việt Nam.

Ngày đầu xuân năm mới người Việt Nam có nhiều phong tục đáng được kính trọng như thờ cúng tổ tiên, những anh hùng dân tộc, đi chùa lễ phật, cầu an, tổ chức các lễ hội truyền thống đầu năm với những ước nguyện cầu cho quốc thái dân an, cho mùa màng tốt tươi, cho con cháu được khỏe mạnh, trưởng thành âu đó cũng là những việc làm cần thiết mang ý nghĩa tinh thần bổ ích. Ấy vậy mà, nhân cơ hội này Chu Mộng Long lại cho rằng: “chỉ có thể nói, dân Việt đang bị “ma đưa lối, quỷ dẫn đường, đông đến mức không ai đủ mạnh để cứu vãn”. Khác hoàn toàn với ý nghĩ của Chu Mộng Long, việc thờ cúng tổ tiên cũng như đi đền, chùa đầu năm để thờ cúng các vị tiền nhân có công với dân, với nước là thể hiện trách nhiệm lòng thành kính, biết ơn với các bậc khai quốc công thần, đó cũng chính là thể hiện tinh thần yêu quê hương, đất nước của nhân dân ta.

Ước nguyện của toàn dân về một cuộc sống ấm lo, hạnh phúc đó cũng là phù hợp với ước nguyện của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội, đó cũng chính là sự thống nhất giữa ý Đảng với lòng dân, cùng đoàn kết vượt qua mọi khó khăn để xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh phát triển trường tồn, sánh vai với các cường quốc năm châu. Đầu xuân năm mới qua bài viết này tôi kính mong chúng ta hãy cảnh giác với những quan điểm lệch lạc; chúng ta tự hào về truyền thống của dân tộc, biết tôn trọng quá khứ để cùng đoàn kết vươn lên xây dựng và bảo vững chắc Tổ quốc.

VĂN THUẤN

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây