Chúng thực sự cay cú đến mức “lú lẫn” khi cho rằng: Việt Nam “muốn vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc chỉ là để có thể tiếp tục che giấu, gian dối về những vi phạm nhân quyền”. Trong khi đó, muốn có được uy tín quốc tế to lớn như vậy là thành quả của quá trình cam kết và thực thi dân chủ, nhân quyền không biết mệt mỏi của chính quyền và nhân dân Việt Nam.
Trên trang mạng xã hội của tổ chức Việt Tân ngày 12 tháng 10 năm 2022 đăng bài của tác giả Đông Xuyến phản ứng tiêu cực khi biết được sự thật là: “Ngày 11 tháng 10 năm 2022, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bầu ra 14 quốc ra làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó có Việt Nam”.
Trong khi đó, muốn có được uy tín quốc tế to lớn như vậy là thành quả của quá trình cam kết và thực thi dân chủ, nhân quyền không biết mệt mỏi của chính quyền và nhân dân Việt Nam. Không chỉ cay cú và đau đớn khi biết được một sự thật, một minh chứng quan trọng cho những thành quả của Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ to lớn của cộng đồng quốc tế, chúng đã “nói nhảm” rằng: “Truyền thống đạo đức giả lâu đời của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc phán xét nhân quyền chắc chắn là một sự phản bội và xúc phạm tới mục tiêu bảo vệ nhân quyền và cần phải thay đổi”. Đến đây, bộ mặt giả dối và phản động của chúng đã bị phơi bày. Chúng tìm mọi cách nói nhảm cũng không hạ bệ được uy tín của Việt Nam, liền quay sang nói xấu cả Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cũng như Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc các thời kỳ.
Cũng như các quốc gia có uy tín khác, Việt Nam luôn tin tưởng vào tính phổ quát của nhân quyền và cam kết tuân thủ, thực hiện các quy ước quốc tế về nhân quyền. Đảng và Nhà nước Việt Nam thừa nhận và tán thành quan điểm về tính phổ biến và tính đặc thù của nhân quyền nêu trong Tuyên bố Viên và Chương trình hành động (năm 1993): Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập, không thể chia cắt, phụ thuộc lẫn nhau và liên quan đến nhau. Cộng đồng quốc tế phải xử lý các quyền con người theo phạm vi toàn cầu một cách công bằng, bình đẳng và được coi trọng như nhau, trong khi phải luôn nghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hóa, có nghĩa vụ đề cao và bảo vệ tất cả các quyền con người và các tự do cơ bản. Việt Nam không những không vi phạm các quyền cơ bản của con người mà còn luôn tích cực đấu tranh cho quyền con người ở trong nước và thực thi các nghĩa vụ quốc tế liên quan.
Đây không phải là lần đầu các thành viên của tổ chức Việt Tân “nói nhảm”. Việt Nam cũng không phải lần đầu được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (lần đầu tiên là nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu 184/192, cao nhất trong số 14 nước thành viên mới). Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là cơ chế quan trọng nhất về quyền con người trong hệ thống Liên Hợp Quốc. Việc cố tình nói nhảm, bêu xấu Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc cũng như chính quyền và nhân dân Việt Nam không tô điểm được gì cho tổ chức Việt Tân mà chỉ góp phần “phơi bày” bộ mặt xấu xa, phản động của tổ chức này trong con mắt của người Việt và cộng đồng quốc tế.
D.X
Nguồn: Đấu trường Dân chủ