Trang chủ Đối tượng EU bỏ rơi Ngụy Thị Khanh, giới NGO đứng trước nguy cơ...

EU bỏ rơi Ngụy Thị Khanh, giới NGO đứng trước nguy cơ tan vỡ lý tưởng?

273
0

Trong tháng 01/2022, bà Nguỵ Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID), đã bị Cơ quan an ninh điều tra của Công an thành phố Hà Nội bắt với tội danh trốn thuế. Trước đó ít lâu, hai gương mặt khác trong giới NGO – là Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách – cũng bị bắt vì tội danh tương tự. Đáng chú ý, cả ba nhân vật này đều tham gia Nhóm Tư vấn trong nước (DAG), tức nhóm người thay mặt các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam tham gia các đối thoại liên quan đến nhân quyền trong Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam – Châu Âu (EVFTA). Vì vậy, những vụ bắt giữ này đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới NGO và giới dân chửi, đồng thời dấy lên trong cộng đồng của họ nhiều lời đồn đoán.

Qua các bài báo, có thể thấy những vụ bắt giữ này đã không dấy lên nơi họ một phản ứng đáng kể nào, ngoài sự sợ sệt. Chẳng hạn, trong một cuộc phỏng vấn mới đây với RFA, một nhân vật giấu tên đã nói rằng “nỗi lo sợ, căng thẳng đang bao trùm các tổ chức khác”. Các nhà hoạt động cộm cán khác đều đang lo sợ, vì cho rằng chính phủ đã bắt ba người thì không ngại gì mà không bắt thêm. Vì vậy, họ gần như không có hành động nào để “lên tiếng” cho bà Khanh, như thường thấy trong những vụ việc của các năm trước.

EU bỏ rơi Ngụy Thị Khanh, giới NGO đứng trước nguy cơ tan vỡ lý tưởng?

 

Nhưng người ta còn thấy thêm một hiện tượng lạ: phía Châu Âu cũng không lên tiếng. Trong suốt quá trình ký kết và thông qua hiệp định EVFTA, các nghị sĩ EU đã không ngừng cam kết rằng trong quan hệ với Việt Nam, họ sẽ không đánh đổi nhân quyền lấy lợi ích thương mại. Khi họ im lặng trước việc bắt DAG của phía các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, phải chăng họ cho rằng vụ việc này không liên quan đến nhân quyền? Hay thực ra họ đã “bán tháo nhân quyền” để lấy lợi nhuận, như một nghị sĩ Đảng Xanh của EU từng nhận xét?

Sự im lặng của EU là dễ hiểu trong bối cảnh họ cần duy trì quan hệ làm ăn với Việt Nam thời COVID-19, và cần xích lại gần Việt Nam để duy trì hòa bình trên Biển Đông. Nhưng sau vụ việc này, dường như phía các tổ chức thân phương Tây ở Việt Nam đã thua về nhiều mặt. Không những bị nước ngoài và đồng đội bỏ rơi, họ còn phải đối mặt với sự tan vỡ lý tưởng, do nhận ra thứ mà hệ thống của họ thượng tôn là lợi nhuận thay vì nhân quyền. Không đáng ngạc nhiên, nếu ta thấy họ đánh mất nhiều phần ảnh hưởng trong xã hội trong thời gian tới.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây