Trang chủ Luận bàn - Phản biện Đừng lạm dụng khái niệm nhân quyền để đồng lõa với tội...

Đừng lạm dụng khái niệm nhân quyền để đồng lõa với tội phạm

255
0

Nhân ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12, BBC Tiếng Việt bày trò vinh danh những kẻ tội phạm sắp bị đem ra xét xử tại Việt Nam vì tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ.

Đừng lạm dụng khái niệm nhân quyền để đồng lõa với tội phạm

 

“Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, không khó hiểu khi một tờ báo nổi tiếng về chống phá như BBC Tiếng Việt bày trò vinh danh các tội phạm chống phá Việt Nam. Trong số này có một số kẻ sắp bị đem ra xét xử, bao gồm “nữ chúa dân chủ” Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm và Lê Trọng Hùng. Ngoài ra, họ còn vinh danh những phần tử “cộm cán” được khoác cái danh “tù nhân chính trị nổi bật” như Trần Huỳnh Duy Thức, Cấn Thị Thêu và Nguyễn Thúy Hạnh. Sự “vinh danh” này không những can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam mà còn thể hiện sự áp đặt, cách hiểu “nhân quyền” lệch lạc của họ.

Ngày 10 tháng 12 năm 1948, Liên Hợp Quốc công bố Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Vào ngày này bà Eleanor Roosevelt, nguyên Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, đã đại diện Liên Hợp Quốc tuyên đọc bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền lịch sử tại Paris, Pháp. Bản Tuyên ngôn này là nền tảng cho Bộ luật Nhân quyền Quốc tế, bao gồm hai công ước cơ bản về quyền con người cùng được Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 1966 là Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa.

Trong số này, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) thường được các đối tượng chính trị cơ hội dẫn chứng để vô cớ chỉ trích tình hình “nhân quyền” ở Việt Nam. Mặc dù điều khoản đầu tiên trong Công ước này thể hiện sự tôn trọng tối đa cho Quyền dân tộc tự quyết. Ngoài ra, tất cả các quyền dân sự quan trọng trong Công ước đều đính kèm các điều khoản “hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khoẻ hoặc đạo đức của công chúng hay các quyền và tự do của người khác”. Như vậy, việc bình phẩm về “nhân quyền” tách rời “quyền dân tộc tự quyết” và pháp luật của Việt Nam là hoàn toàn vô lý, đáng lên án.

Có một bộ phim của Ấn Độ đề cập về nạn cuồng tín tôn giáo, trong đó nhiều phần tử xấu lợi dụng danh nghĩa “đức chúa trời” để buộc mọi người phải đi theo mình nhằm trục lợi. Nhân vật chính trong bộ phim đã đánh bay các luận điệu này bằng câu nói: “Đức chúa trời tồn tại, nhưng không phải theo cái cách mà các ông nói!”. Tương tự như vậy, khái niệm “nhân quyền” không biết từ bao giờ đã bị biến tướng thành một dạng “tôn giáo” của các phần tử cơ hội chính trị. Họ mặc sức giải thích nhân quyền theo ý mình, và áp đặt lên mọi người, công khai chà đạp lên pháp luật và công việc nội bộ của nước khác. Hậu quả là nhiều cuộc chiến đã xảy ra với lý do “reo rắc dân chủ, tự do”, cuối cùng mang tới sự hủy hoại cho nhiều quốc gia và cộng đồng.

Không thể có nhân quyền áp đặt, bởi vì nếu bị áp đặt thì đồng nghĩa với mất đi quyền tự do lựa chọn. Áp đặt nhân quyền, để rồi biến những quốc gia vốn giàu có như Libya, Syria, Iraq thành đống tro bụi với những cuộc nội chiến liên miên không hồi kết. Áp đặt nhân quyền, để rồi kẻ gian hóa người ngay, những đối tượng phạm tội biến thành anh hùng. Áp đặt nhân quyền, để rồi nhiều thế lực thù địch lấy cớ công kích, phá hoại sự ổn định của các quốc gia.

Thời gian qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về quyền con người. Chúng ta đã tham gia đầy đủ các công ước quốc tế cơ bản, quan trọng nhất về quyền con người như Công ước về Quyền Dân sự, Chính trị; Công ước về Quyền Kinh tế – Xã hội và Văn hóa;…  Chúng ta cũng thể hiện vai trò là thành viên tích cực trong các diễn đàn, hội nghị khu vực và quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền. Đơn cử như đóng góp tích cực trong việc thành lập Ủy ban Liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền, Ủy ban ASEAN về Bảo vệ và Thúc đẩy các quyền của Phụ nữ và Trẻ em, thông qua Ttuyên bố Nhân quyền ASEAN, là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014 – 2016). Ngoài ra, chúng ta cũng xây dựng, cập nhật hệ thống luật pháp hoàn thiện hơn về quyền con người, thể hiện qua các nội dung của Hiến pháp 2013.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực và thành tựu đạt được trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về quyền con người của Nhà nước Việt Nam, các thế lực thù địch vẫn luôn tìm cách xuyên tạc, phủ nhận, bịa đặt, công kích.

An Diễm


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây