Trang chủ Luận bàn - Phản biện Đừng chổng mông vào khoa học và đừng vô ơn

Đừng chổng mông vào khoa học và đừng vô ơn

295
0

Đừng chổng mông vào khoa học và đừng vô ơn

Tháng 4/2021, quý anh Sheikh Ismail Sheikh Ibrahim – một người nông dân Ấn Độ bỏ học đã chế tạo ra một chiếc trực thăng tên Munna bằng cách hàn các ống thép lại với nhau. Trong khi thử nghiệm chiếc trực thăng, cánh quạt không may gặp sự cố và đã khiến Sheikh thiệt mạng. Cũng như rất nhiều nhà sáng chế nông dân khác dù vẫn hay được ca ngợi, Sheikh đã trả giá cho sự thiếu hụt kiến thức nền về cơ khí và khí động học.

“Tiến sĩ giấy” là từ ngữ chúng mình đôi khi hay sử dụng để mô tả những người có học vị chuyên môn nhưng làm việc không hiệu quả. Đúng là có một bộ phận như vậy vẫn sống hằng ngày trong tháp ngà học thuật với những nghiên cứu chẳng hề có tính ứng dụng nếu không muốn nói là hao phí tài nguyên thậm chí ở góc độ giấy in. Nhưng xin hãy lưu ý rằng thế giới hiện nay được tạo tác và phát triển hoàn toàn dựa vào nền tảng khoa học thay vì mạng xã hội.

Câu chuyện dự đoán sai tình hình bệnh dịch của Trường Fulbright công bằng mà nói dưới góc độ khoa học hoàn toàn có thể chấp nhận được khi có quá nhiều tác động (glossary) ảnh hưởng đến kết quả của dự đoán. Nói đơn giản, kẻ trung niên này dù từng mài mòn đũng quần ở tất cả các ghế đá công viên ở Tp.HCM cũng khó lòng tưởng tượng được có ngày phải chứng kiến một tộc người văn minh nghĩa tình hào sảng câu trước vẫn nói về cái tình người nhưng câu sau không quên chửi chính quyền như hát.

Cái sai của các anh Fulbright chính là truyền thông sai sự thật và phạm vào đại kỵ của việc làm người cũng như làm khoa học: làm-thứ-mình-không-có-chuyên-môn. Cộng với pha chuyền quả bóng trách nhiệm nhanh, gọn, dứt khoát sang Sở 4T thì những chân sút này nếu không được thầy Park gọi lên tuyển quốc gia thì quả là một điều phí phạm cho nền bóng đá nước nhà.

Nhưng các anh chị ạ, xin nhớ rằng Fulbright chưa-từng và chưa-bao-giờ đại diện cho cả hệ thống chống dịch của thành phố. Một số các chuyên gia của Fulbright hiện nay ở “Tổ tư vấn về chính sách phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế tại Tp.HCM” nhưng vẫn còn 1 tổ khác là “Tổ chuyên gia tư vấn điều trị bệnh COVID-19 của TPHCM” có các y bác sĩ đầu ngành và “Nhóm tư vấn công tác phòng, chống dịch COVID-19” gồm các chuyên gia y tế và dịch tễ học.

Chống dịch không phải chỉ đơn giản gói gọn trong 2 chữ “hết dịch” mà nó cần phải có một liên minh chiến lược giữa kiểm soát việc lây nhiễm, phục hồi kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Sẽ như thế nào nếu sang tháng 10 chúng ta mới khống chế được số ca nhiễm trong khi chỉ cần đến 15/09 nếu không kết thúc giãn cách thì dòng vốn FDI sẽ rời khỏi Việt Nam? Sẽ ra sao nếu như bất cứ thời điểm nào đó tuần sau không thể đáp ứng được gần 11 nghìn tấn lương thực thiết yếu mỗi ngày cho cả Thành phố?

Đó là hai trong số cả vạn câu hỏi đối với chính quyền thành phố mà chỉ có nền tảng khoa học mới giải quyết được. Đừng dạy các nhà khoa học thứ mà họ là chuyên gia trong khi nhiều anh chị nằm một chỗ lướt newsfeed vẫn không thể trả lời được câu hỏi “mai ăn gì?”.

Máy thở nếu không đủ có thể sản xuất, bệnh viện hết giường có thể xây thêm nhưng con người – yếu tố trung tâm trong chống dịch không phải đơn giản có được. Sự chuyển dịch trong chính sách gần đây cho thấy Trung ương đang làm đỡ một phần việc của Tp.HCM để giảm tải. Không phải tự nhiên mà nhân lực y tế hỗ trợ cho Tp.HCM từ địa phương khác đến nay đã gần 15 nghìn người, lực lượng quân đội vừa qua vào hỗ trợ con số cũng không kém.

Lúc này đây, người sáng suốt thay vì phân biệt chia rẽ vùng miền như ngáo hãy học cách trân trọng, biết ơn và cầu mong cho Hà Nội và các tỉnh phía Bắc không bùng dịch, nếu không lực lượng hỗ trợ của các địa phương rút về thì Tp.HCM văn minh nghĩa tình lúc đó mới thực sự toang chữ g kéo dài. Hào sảng khi đó chỉ còn sảng chứ chẳng còn hào nào nữa đâu.

Hãy thông cảm với một hệ thống vốn dĩ được thiết kế cho điều kiện bình thường, và học cách đối diện với những điều bất tiện chẳng phải lỗi của ai. Nếu không, hãy ngậm miệng lại khi còn có thể để không phải ngậm ống thở hoặc tệ hơn là ngậm cười nơi chín suối.

Thời điểm bất thường ắt hẳn cần tư duy ứng phó phi thường, đừng đem những suy nghĩ bất bình thường để chia rẽ nhất là trong thời điểm chúng ta cần nhất sự đoàn kết.

Ảnh: người lính Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, họ có thể không biết cách làm màu như các oppa chimbe của Hàn Quốc nhưng họ là những người đàn ông kiêu hãnh vì chiến đấu và phục vụ dân tộc thay vì dưới sự chỉ huy của một thằng tướng 4 sao đến từ bên kia trái đất. Trên tay họ là vaccine 7.62 do Việt Nam sản xuất, 30 mũi một ống, vị trí tiêm: bất cứ chỗ nào trên cơ thể.

Steven Tran 

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây