Thông tin Hà Nội có khoảng 3.000 chốt, mỗi phường có khoảng 10 chốt là hoàn toàn sai sự thật

Thông tin Hà Nội có khoảng 3.000 chốt, mỗi phường có khoảng 10 chốt là hoàn toàn sai sự thật

Thủ đô Hà Nội bước sang ngày thứ 3 thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tuy một số nơi vẫn còn tình trạng tụ tập đông người, nhưng đại đa số người dân Thủ đô đều ý thức tốt và ủng hộ quyết định mang tính chủ động của chính quyền thành phố trong cuộc chiến không khoan nhượng với đại dịch Covid 19 đang diễn biến hết sức phức tạp.

Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này, đã xuất hiện trên mạng xã hội một số thông tin sai sự thật, tạo tâm lý bất an gây hoang mạng trong cộng đồng, nhất là khi những tiện ích của mạng internet và mạng xã hội đã giúp cho người dân tiếp cận nhanh hơn với thông liên quan đến phòng, chống dịch Covid 19. Đó cũng là lý do khiến những thông tin xấu, độc, gây hoang mang cho người dân diễn ra ngày càng phức tạp và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội.

Thông tin Hà Nội có khoảng 3.000 chốt, mỗi phường có khoảng 10 chốt là hoàn toàn sai sự thật

Thông tin sai sự thật bị nhiều người lầm tưởng chia sẻ trên mạng xã hội

Chẳng hạn, trên nhiều tài khoản mạng xã hội và diễn đàn đã lan truyền thông tin cho rằng: “sáng mai Hà Nội có khoảng 3.000 chốt, mỗi phường có khoảng 10 chốt, đi đâu cũng phải đầy đủ giấy tờ tùy thân và giấy chứng minh, đi ra đường có lý do cần thiết. Cả nhà chia sẻ cho nhau biết nhé”. Thông tin này ngay lập tức được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, khiến không ít người lo lắng và nghĩ cách làm thế nào để có thể “vượt qua” các “ải chốt chặn” như vậy khi mà công việc của họ chưa cho phép làm việc tại nhà hoặc có lý do cần thiết phải ra ngoài.

Và một tin vui đến với mỗi người dân Thủ đô khi Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội khẳng định, thông tin cho rằng, sáng mai Hà Nội có khoảng 3.000 chốt, mỗi phường có khoảng 10 chốt là hoàn toàn sai sự thật. “Đây là thông tin bịa đặt, không đúng. Chúng tôi đã chỉ đạo lực lượng an ninh mạng vào cuộc điều tra, truy tìm tài khoản đăng tải, phát tán thông tin sai sự thật này”, Đại tá Dương nêu rõ. Trước đó, theo Chỉ thị 17 Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, tuân thủ các quy định phòng chống dịch bệnh.

Người dân chỉ ra đường trong trường hợp thật cần thiết, gồm: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men; Cấp cứu, khám chữa bệnh; Tiêm chủng; Các trường hợp khẩn cấp khác; Đi công tác công vụ; Làm việc tại cơ quan, công sở trong trường hợp trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa thiết yếu, xử lý tài liệu mật… ;Làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.

Nếu không thuộc trường hợp kể trên, người dân không nên đi ra ngoài đường. Hiện mức xử phạt các trường hợp ra đường khi không cần thiết theo quy định của Sở Tư pháp Hà Nội là 3 triệu đồng.

Như vậy, qua sự việc trên tiếp dục dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta khi tiếp nhận các thông tin không chính thống trên không gian mạng. Do đó mọi người dân khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội và nhận diện rõ các thông tin xuyên tạc, giả mạo.

Đặc biệt, mọi người dân cần ghi nhớ các trường hợp chia sẻ, phát tán, bịa đặt thông tin sai sự thật, vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19 sẽ bị xử phạt nghiêm minh, thậm chí có thể xử lý hình sự với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng.

Hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội vi phạm điểm e khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Tùy theo tính chất và mức độ, hành vi này có thể sẽ bị xử phạt tối đa 30 triệu đồng theo quy định tại Điều 101, 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Thậm chí, hành vi vi phạm này có thể bị xử lý hình sự, như Điều 288, Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định với khung hình phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm.

Do vậy, một lần nữa chúng ta nên chọn lọc thông tin từ các nguồn chính thống để đảm bảo việc phòng, chống dịch được thực hiện tốt. Ngoài sự nỗ lực của các cơ quan chức năng trong trận chiến chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, thì rất cần có sự chung sức, đồng lòng của người dân trong việc lên án những hành vi sai phạm và không chia sẻ những thông tin xấu, góp phần loại bỏ những thông tin tiêu cực trên mạng xã hội.

Mã Phi Long

Nguồn: Bản tin Dân chủ

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *