Trang chủ Bản tin Dân chủ Trò hề từ “Đơn khiếu nại” của Trịnh Thị Thảo

Trò hề từ “Đơn khiếu nại” của Trịnh Thị Thảo

434
0

Chuyện về gia đình “rân oan” Cấn Thị Thêu tốn khá nhiều giấy mực của dư luận, nhất là việc bà ta lần lượt kéo chồng rồi hai con trai sa vào con đường chống đối, tù đầy. Đúng như dân gian có câu “phúc đức tại mẫu”, “lấy vợ dại hại ba đời” phù hợp với hoàn cảnh của nhà ông Trịnh Bá Khiêm.

Tuy nhiên, sau khi bà Thêu và hai con trai “nhập kho”, không chỉ có ông Khiêm thường xuyên livetream xuyên tạc, kêu oan cho vợ và hai con trai mà một nhân vật khác cũng đang đồng hành cùng ông Khiêm chính là Trịnh Thị Thảo, con gái ruột của vợ chồng ông Khiêm, bà Thêu.

Suốt thời gian qua, Trịnh Thị Thảo không ngừng phát tán trên mạng xã hội nhiều thông tin không đúng sự thật nhằm thu hút sự chú ý của dư luận, phụ họa cho chiến dịch kêu oan cho bà Thêu và hai anh, em trai (Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư”.

Dù ai cũng biết tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp lắm, nhưng đừng đặt “chữ hiếu” nhầm chỗ như vậy. Những người có tội thì đương nhiên phải bị pháp luật trừng phạt, nếu không muốn lâm vào cảnh này sao trước kia chị không can ngăn, khuyên giải để mẹ và các anh, em đừng gây chuyện rồi phải chịu tội như vậy.

Thế nhưng, thật tiếc là Trịnh Thị Thảo dường như không nhìn ra vấn đề này. Sự cố chấp, bảo thủ dường như là căn bệnh nan y của gia đình ông Khiêm, cùng với sự bênh vực một cách mù quáng nên gia đình ông mới tan đàn xẻ nghé như ngày hôm nay.

Trò hề từ “Đơn khiếu nại” của Trịnh Thị Thảo

Đơn khiếu nại của Thảo được đám kền kền chia sẻ rộng rãi

Chẳng hạn như trong “ĐƠN KHIẾU NẠI VỀ VIỆC BÀ CẤN THỊ THÊU BỊ NGƯỢC ĐÃI TRONG TÙ” mà Thảo chia sẻ trên trang facebook cá nhân có nêu: ‘Tôi được biết trong thời gian qua thời tiết miền Bắc cực nóng, có nhiều ngày nhiệt độ nền lên đến hơn 40 độ c. Nhưng điều kiện giam giữ tại trại giam công an tỉnh Hoà Bình quá hà khắc, không có quạt điện, nước sinh hoạt lại thiếu thốn, phòng giam bị bịt kín cả ngày lẫn đêm. Thậm chí chúng tôi có đề nghị gửi quạt điện vào cho những người bị tạm giam nhưng không được chấp thuận. Phải chăng có chủ chương ngược đãi người bị tạm giam? Cho dù về phương diện pháp lý chưa có bản án hiệu lực kết tội thì họ vẫn được xem là người vô tội”.

Trước hết, xét về lý thì Trịnh Thị Thảo hoàn toàn sai khi gửi đơn kiện như vậy. Bởi lẽ, theo những gì chị ta mô tả có lẽ nhiều người lại tưởng rằng ả được “mục sở thị” nơi bà Cấn Thị Thêu bị giam giữ. Tất nhiên là không phải như vậy, những lời chị ta nói ra đều vô căn cứ, suy diễn một chiều.

Hơn nữa, trước khi gửi đơn kiện, Thảo hãy nắm rõ quy định của phía trại giam, những chính sách mà các phạm nhân được hưởng và những điều không được làm. Đi tù chứ có phải đi nghỉ dưỡng đâu mà đòi hỏi cao sang như vậy. Chỉ riêng vấn đề ả đòi gửi quạt điện cho mẹ đã thấy sự “ngông cuồng” đến mù quáng như nào. Tất cả các phạm nhân đều chỉ được dùng hệ thống quạt của trại, không ai được dùng quạt điện riêng. Đơn giản vì một điều, nếu như có phạm nhân nào túng quẫn hoặc làm liều thì dây diện sẽ có thể trở thành hung khí gây án ngay trong tù.

Bên cạnh đó, các phạm nhân ở các trại giam đều được đối đãi công bằng và hết sức nhân văn. Đây cũng là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến các chế độ, chính sách với các phạm nhân, chăm lo giáo dưỡng phạm nhân hoàn lương, sớm hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội. Không chỉ người thân các phạm nhân, mà các tổ chức chính trị, xã hội khác khi phối hợp với các Trại tạm giam, nhà giam, nhà tù,… tổ chức các hoạt động, đều cảm thấy phấn khởi, hài lòng vì chế độ sinh sống, ăn ở, điều kiện sinh hoạt, học tập, y tế,… của các phạm nhân khá tốt.

Trò hề từ “Đơn khiếu nại” của Trịnh Thị Thảo

Hình ảnh minh họa

Hằng ngày phạm nhân được đọc báo, xem ti vi. Không những thế, với phương châm “thông đầu, ấm bụng, tâm an” các phạm nhân được các cơ sở giam giữ tổ chức thường xuyên những hoạt động giáo dục chính trị, sinh hoạt, định hướng tư tưởng, cung cấp đầy đủ mọi thông tin, diễn biến ngoài xã hội thông qua việc đọc báo, xem thời sự hằng ngày; phạm nhân được đào tạo nghề ngay tại cơ sở giam giữ, được lao động, tăng gia sản xuất, viết thư thăm hỏi gia đình, được gọi điện thoại về người thân theo khung giờ quy định; được chăm sóc y tế, phòng dịch theo quy định; được bồi dưỡng, rèn luyện về bản lĩnh, tác phong, đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, thượng tôn pháp luật; khi phạm nhân dao động tư tưởng, gặp khó khăn thì cán bộ quản giáo luôn động viên, an ủi, tạo điều kiện tốt nhất để phạm nhân an tâm thực hiện bản án của mình,…

Tất cả những điều đó giúp chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng: Không hề có việc tù nhân bị ngược đãi, cắt xén chế độ, đánh đập, tra tấn, hành hạ, bị tước đoạt quyền con người, quyền của phạm nhân được hưởng hay giết hại như những đối tượng thêu dệt. Cho nên, những gì mà Trịnh Thị Thảo và ông Khiêm tuyên truyền lâu nay đều chỉ là trò “té nước theo mưa”, là trò hề diễn đi diễn lại để thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận, cũng như để gây tiếng vang nhằm cầu xin sự can thiệp của các tổ chức nhân quyền quốc tế mà thôi.

Mã Phi Long

Nguồn: Bản tin Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây