Linh mục Nguyễn Văn Toản đã làm tròn bổn phận của một người công dân ?

Linh mục Nguyễn Văn Toản đã làm tròn bổn phận của một người công dân ?

Sau khi linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong được thuyên chuyển hoạt động vào Dòng Chúa cứu thế Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh, giáo xứ Thái Hà (Hà Nội) đã bớt đi những buổi rao giảng sặc mùi chính trị. Trước đó, linh mục Phong đã lạm dụng quyền hành, biến tòa giảng được biến thành diễn đàn công khai để tuyên truyền nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, với mối hiềm khích không thay đổi, số linh mục cực đoan tại Dòng Chúa cứu thế Thái Hà vẫn chưa từ bỏ mưu đồ lợi dụng tôn giáo để chống phá. Trong đó, nổi bật lên người thay thế linh mục Nam Phong là linh mục Nguyễn Văn Toản. Dù các bài rao giảng không “khét mùi” xuyên tạc như của linh mục Phong, nhưng nhìn chung mục đích chống phá chính quyền là không hề thay đổi,

Linh mục Nguyễn Văn Toản đã làm tròn bổn phận của một người công dân ?

Linh mục Nguyễn Văn Toản

Mới đây, nghe bài rao giảng của linh mục này trong Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại giáo xứ Thái Hà vào ngày 29/11 khiến cho không ít người đồng đạo cảm thấy thất vọng. Vì điều họ muốn là một bài rao giảng thuần khiết tôn giáo để ở đó họ cảm nhận thật nhiều từ tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho những người nghèo khó, nhất là trong không khí của mùa Vọng đang hiện hữu khắp nơi nơi, họ cảm nhận tình yêu tha nhân và cùng cầu nguyện để mong chờ Đấng cứu độ đến với con người nơi trần thế. Để từ đó, mỗi người giáo dân đều ý thức được vai trò của bản thân đối với xã hội, trong việc giúp đỡ những người khốn khó. Thế nhưng, những giá trị cao đẹp từ giáo lý của đạo Công giáo lại bị gián đoạn bởi những luận điệu quyên thuộc khi linh mục Toản lại tiếp tục lồng ghép các vấn đề dù chẳng mấy liên quan đến nội dung bài rao giảng.

Linh mục Nguyễn Văn Toản đã làm tròn bổn phận của một người công dân ?

Để minh chứng cho luận cứ của mình khi ám chỉ xã hội Việt Nam quá nhiều bất công và sự khốn đốn của người dân Việt trong cảnh màn trời, chiếu đất, linh mục này đã đưa ra một số ví dụ là những người dân ở địa phương khác lặn lội ra Hà Nội để khiếu kiện vượt cấp. Chúng ta không bàn là việc khiếu kiện đó đúng hay sai, mà vấn đề chính là cách mà linh mục Nguyễn Văn Toản nói xấu chế độ, xã hội thật thô thiển theo dạng chụp mũ, vơ đũa cả nắm.

Còn nếu xét chỉ riêng vấn đề này, linh mục Nguyễn Văn Toản là người học rộng biết nhiều, chẳng lẽ không biết rằng những cảnh đời đáng thương đó không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, nhất là quốc gia giàu có như Mỹ và phương Tây, sự phân hóa giàu nghèo, đẳng cấp xã hội còn rõ hơn ở Việt Nam. Các khu ổ chuột của những người nghèo khó, người tị nạn chính trị, những người vô gia cư “trải đâu cũng là giường, ngả đâu cũng là nhà” mọc nhiều như nấm sau mưa. Hay ngay cả như ở các quốc gia thuộc Châu Á như Ấn Độ, các khu ổ chuột, những người vô gia cứ chắc nhiều không đếm xuể. Vậy sao ông không lấy những ví dụ đó để kêu gọi con chiên cùng cầu nguyện mà chỉ xoáy vào mỗi Việt Nam như thể đất nước mà linh mục này đang sinh sống như một “địa ngục” trần gian chăng ?.

Ngoài ra, dù chẳng liên quan đến những người nghèo khó, nhưng để chống Đảng, chống Nhà nước, linh mục này còn cố tình đưa nội dung để chỉ trích những người gốc giáo tham gia sinh hoạt trong tổ chức đảng cơ sở. Chỉ có những người theo đuổi thuyết duy tâm cực đoan như tư tưởng của Ngô Đình Diệm mới có những định kiến về những người cộng sản như vậy.

Hơn nữa, Nguyễn Văn Toản nên biết rằng, những người đảng viên gốc giáo, họ vẫn chăm lo việc đạo, nhưng bên cạnh đó họ mang năng lực, trí tuệ của mình để xây dựng đời sống xã hội tốt đẹp hơn, đem những giá trị nhân văn của người Công giáo góp phần xây dựng tổ chức, chính quyền cơ sở, làm tron nghĩa vụ phận đạo, phận đời. Vậy tại sao lại phải chỉ trích, phải thù hằn chia rẽ khối đoàn kết như vậy.

Vậy nên, nhân vô thập toàn, dù dưới con mắt của giáo dân, linh mục Toản có tốt đẹp thế nào đi chăng nữa thì vẫn chưa đủ, vì dưới con mặt khách quan của dư luận, linh mục này mới chỉ làm tròn vai trò với giáo hội, còn nghĩa vụ một người công dân Việt Nam như linh mục Nguyễn Văn Toản thì cần phải xem xét.

Mã Phi Long

Nguồn: Bản tin Dân chủ

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *