Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều người tự mua và sử dụng các thiết bị bay không người lái (flycam hoặc drone) để chụp hình và quay phim từ trên không. Tuy nhiên, đa phần người sử dụng không hề nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình sử dụng, thậm chí có người bất chấp các quy định, xâm phạm vào các vùng cấm bay. Tình trạng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến an toàn hàng không, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng bởi flycam (hoặc drone) nếu không được sử dụng đúng cách có thể gây ra tai nạn giao thông thậm chí có thể va chạm với máy bay; vướng phải dây điện gây cháy nổ. Bên cạnh đó không loại trừ nguy cơ phương tiện bay không người lái này bị lợi dụng để làm công cụ khủng bố, phá hoại.
Phương tiện bay không người lái là nỗi khiếp đảm của các phi công Pháp luật Việt Nam đã có văn bản điều chỉnh về việc sử dụng flycam, drone từ năm 2008 là Nghị định số 36/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ (được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 79/2011/NĐ-CP ngày 05/9/2011 của Chính phủ).
Điều 14. Nghiêm cấm các hành vi
1. Tổ chức các hoạt động bay khi chưa có phép bay.
2. Tổ chức hoạt động bay không đúng khu vực, điều kiện, giới hạn quy định. Vi phạm các quy định về quản lý lãnh thổ, biên giới quốc gia.
3. Mang chở các chất phóng xạ, chất cháy, chất nổ trên tàu bay hoặc phương tiện bay.
4. Phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại.
5. Lắp các thiết bị và thực hiện việc quay phim, chụp ảnh từ trên không khi không được phép.
6. Treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn phát loa tuyên truyền ngoài quy định của cấp phép bay.
7. Không chấp hành các lệnh, hiệu lệnh của cơ quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay.
Theo Nghị định này, flycam và drone là những phương tiện bay siêu nhẹ mà việc sử dụng các phương tiện này chỉ được tiến hành khi có phép bay. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện thủ tục xin phép sử dụng flycam, drone chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức hoạt động bay và chỉ có thể tổ chức thực hiện chuyến bay trong khu vực, đúng mục đích, thời gian và phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thông báo hiệp đồng bay trong nội dung phép bay được cấp.
Tại Singapore, những người sở hữu thiết bị bay điều khiển từ xa nặng trên 250 g phải đăng ký. Ngoài ra, hình phạt đã được tăng nặng đối với những sai phạm liên quan đến drone, như điều khiển nó bay phía trên khu vực cấm hoặc ghi hình nơi bị cấm. Cụ thể, drone bị cấm bay trong bán kính 5 km từ sân bay hoặc căn cứ không quân và ở độ cao trên 61 mét nếu không được cấp phép. Người vi phạm lần đầu có thể bị phạt tiền tối đa 50.000 SGD (khoảng 860 triệu đồng) và đối mặt án tù 2 năm. Người tái phạm đối mặt mức tiền phạt tối đa là 100.000 SGD hoặc án tù cao nhất là 5 năm tù hoặc cả hai.
Tại Anh, hồi đầu năm 2019, đã có rất nhiều drone bay trên không phận sân bay Gatwick gây rối loạn, cả hai đường băng tại đây đều buộc phải dừng hoạt động, ước tính 1.800 chuyến bay bị huỷ, ảnh hưởng tới 120.000 hành khách trong nhiều ngày. Thậm chí, một chiếc máy bay của hãng British Airways đã va vào một vật chưa xác định nhưng có dấu hiệu cho thấy nó có thể là một chiếc Flycam. Vụ va chạm xảy ra khi chiếc máy bay chở khách đang hạ độ cao để đáp xuống phi trường Heathrow (LHR), London. Nhà chức trách Anh yêu cầu người điều khiển drone phải vượt qua một kỳ thi về vấn đề sử dụng an toàn và hợp pháp thiết bị này trước khi được phép bay nó. Mọi thiết bị bay nặng trên 250 g bắt buộc phải được đăng ký. Theo báo The Guardian, chính phủ Anh còn đang xem xét quy định cho phép cảnh sát có thêm quyền trong việc xử lý những sai phạm liên quan đến drone, như phạt tiền người vi phạm tại chỗ.
Tại Hà Lan, drone không được phép bay phía trên khu vực đông đúc, gần sân bay hoặc những khu vực bị cấm bay, bị cấm bay ở độ cao trên 120 m, vào ban đêm, không được phép xâm phạm sự riêng tư của người khác, như: bí mật quay phim, chụp hình họ… Tại Mỹ, Cơ quan Hàng không Liên bang (FAA) đang siết chặt quản lý việc sử dụng drone như người sử dụng phải đăng ký drone với FAA và thiết bị này không được nặng quá 25 kg, không được phép để drone bay gần máy bay hoặc khu vực đang diễn ra nỗ lực ứng phó khẩn cấp.
Thế nhưng, ngày 10/10/2020 vừa qua, trên trang Faecbook cá nhân của linh mục Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chưởng ấn kiêm Chánh Văn phòng Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh lại đăng tải một video phát trực tiếp cảnh Giám mục Nguyễn Thái Hợp cùng một số linh mục đi thăm giáo dân tại giáo xứ Trung Quán (xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Điều đáng chú ý trong video này là việc một linh mục trong đoàn sử dụng flycam để chụp hình và quay phim nhưng do “ngu ngơ” nên để mất quyền điều khiển, làm flycam bị rơi phải đi tìm.
Cần biết, linh mục Nguyễn Thanh Tịnh vốn là một Cử nhân Luật trước khi thi vào học tại Đại Chủng viện Vinh – Thanh và được Giám mục Nguyễn Thái Hợp truyền chức linh mục. Thế nên chắc chắn linh mục Tịnh là người biết rõ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến việc sử dụng flycam và với bổn phận được giao, hẳn Tịnh cũng phải tư vấn cho bề trên của mình về việc không được tùy tiện sử dụng flycam.
Thực tế, Giám mục Nguyễn Thái Hợp cùng linh mục Nguyễn Thanh Tịnh và số người đi cùng vẫn vô tư cười đùa sau khi flycam bị mất quyền điều khiển, bị rơi chứ không hề băn khoăn, lo lắng xem flycam có bị rơi vào đường dây điện hay trúng đầu người dân nào hay không.
Rất may điều đáng tiếc đã không xảy ra nhưng sự việc trên lại là một dấu chỉ cho thấy tình trạng đáng báo động về sự thiếu ý thức tuân thủ pháp luật của Giám mục Nguyễn Thái Hợp và một số linh mục dưới quyền tại Giáo phận Hà Tĩnh hiện nay.
@Lê Dân
Nguồn: Trà đá Blog