Cái gọi là “truyền thông độc lập” và điệp khúc chống phá cũ mèm

Cái gọi là “truyền thông độc lập” và điệp khúc chống phá cũ mèm

RFA đưa tin: Trang The Globe Post, một phần của Globe Post Media – tổ chức tin tức kỹ thuật số của Hoa Kỳ vào ngày 17/7 cho đăng bản tin của AFP với tựa tạm dịch ra tiếng Việt là “Việt Nam mở Bảo tàng báo chí trong khi truyền thông độc lập bị đặt ngoài vòng pháp luật”.

Cái gọi là “truyền thông độc lập” và điệp khúc chống phá cũ mèm

Bài báo xuyên tạc rằng “…tất cả các tờ báo và truyền hình trong nước đều do chính quyền kiểm soát. Ngoài ra, Việt Nam, dù với thứ hạng ảm đạm về tự do truyền thông cũng như bị mang tiếng đối xử nghiệt ngã đối với các phóng viên độc lập không theo báo chí nhà nước, nhưng vẫn khánh thành một bảo tàng dành riêng cho báo chí”.

Để “chứng minh” cho nhận định xuyên tạc, vô căn cứ trên, RFA đã tiến hành phỏng vấn một số trường hợp mà họ gọi là “nhà báo độc lập” gồm Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Vũ Bình. Điều đáng nói đây đều là những đối tượng đều có tiền án tiền sự về tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Và không ngạc nhiên khi những ý kiến của các đối tượng này đều có nội dung xuyên tạc sự thật, phê phán Việt Nam không có tự do ngôn luận, báo chí, công kích các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam điều tra, xử lý các vụ việc liên quan đến lợi dụng tự do ngôn luận để tuyên truyền chống phá Nhà nước…

Trong khi đó, diện mạo và thực tiễn đời sống báo chí, tự do báo chí tại Việt Nam đang phản ánh những bước tiến đáng ghi nhận. Đó không chỉ là việc Việt Nam đã, đang tham gia và nghiêm túc thực hiện các cam kết của mình về vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí theo Hiến chương Liên hợp quốc và các nghị định, hiệp ước quốc tế, khu vực liên quan mà trên nền tảng đó, Việt Nam đã chủ động, sáng tạo và đầy trách nhiệm trong việc cụ thể hoá quyền tự do ngôn luận nói chung và tự do báo chí nói riêng bằng văn bản pháp lý. Tại Điều 25, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Đáng chú ý, tại Luật Báo chí hiện hành cũng đã có hẳn một chương với 4 điều (từ Điều 10 đến Điều 13, Chương II) quy định về quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Về mặt thực tiễn, đời sống hoạt động báo chí đang phát triển một cách hết sức sôi nổi với sự đa dạng về loại hình báo chí, tư báo in, báo nói, báo truyền hình, báo điện tử; nhà nước quan tâm và đảm bảo bằng cơ chế pháp luật để mọi công dân đều có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách thuận lợi nhất. Cùng với các hãng thông tấn, báo chí trong nước, các hãng truyền thông, báo chí nước ngoài cũng đang hoạt động tích cực tại Việt Nam và được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tác nghiệp…

Cũng cần nói thêm rằng, nội dung bài báo của AFP đã cố tình “đánh lận” giữa nhà báo với các blogger, FB hay cái gọi là “nhà báo độc lập” rồi vu vạ rằng Việt Nam đàn áp, bỏ tù các nhà báo. Thực chất, tại Việt Nam, việc người dân sử dụng mạng xã hội, các phương tiện truyền thông xã hội để bày tỏ quan điểm, chính kiến, tâm trạng, nghĩ suy của mình là hết sức dễ dàng, thoải mái mà không gặp phải bất kỳ sự cản trở, ngăn cấm gì. Cũng như các quốc gia khác,  việc các blogger, FB chịu trách nhiệm trước pháp luật quốc gia mình về những gì đăng tải trên mạng xã hội là đương nhiên. Và khi vi phạm, việc bị xử lý là hết sức thường tình. Thế nhưng, AFP và RFA đã “đánh lận” giữa blogger hay cái gọi là “nhà báo độc lập”  và nhà báo, để rồi đặt điều sai trái xuyên tạc về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Đó là sự thiếu khách quan, ẩn chứa nhiều dã tâm kích động, chống phá!./.

Đắc Chí

Nguồn: Việt Nam mới

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *