Trang chủ Loa Phường Báo cáo của VOICE về vụ Đồng Tâm có nhiều lỗ hổng

Báo cáo của VOICE về vụ Đồng Tâm có nhiều lỗ hổng

166
0

Sáng 09/01/2020, quá trình thu hồi khu đất sân bay Miếu Môn (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã làm nảy sinh một vụ va chạm bạo lực, khiến 3 cảnh sát và 1 đối tượng bạo động (là ông Lê Đình Kình) tử vong. Nhân đó, “Nhóm Hành động Vì Đồng Tâm”, do VOICE thành lập và điều hành, đã soạn một bản báo cáo về vụ việc và gửi nó đến một số chính khách Âu-Mỹ. Tuy nhiên, báo cáo này có nhiều lỗ hổng và biểu hiện thiếu khách quan.

Bảng dưới đây tóm tắt nội dung và những điểm sơ hở trong 8 chương và 3 phụ lục của báo cáo:

Chương Nội dung chính & các sơ hở
I. Thông tin về sự kiện Tóm tắt các diễn biến của vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm hôm 09/01, việc Chính phủ Việt Nam kiểm soát thông tin về sự kiện, và việc 22 người của nhóm bạo động bị truy tố.
II. Bối cảnh tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm Yêu sách và động thái của các bên liên quan trong quá trình tranh chấp khu đất sân bay Miếu Môn. Điểm yếu:

_ Thiếu khách quan, do chỉ trình bày vấn đề qua góc nhìn của nhóm bạo động.

_ Thiếu bằng chứng, do không trích dẫn giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, cũng như các văn bản mô tả quá trình chuyển nhượng.

III. Niên đại tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm Timeline của quá trình tranh chấp đất và vụ nổ súng, kéo dài từ năm 1980 đến ngày 15/01/2020. Điểm yếu là thiếu thông tin, do:

_ Chỉ đề cập đến những đợt tranh chấp sôi nổi mà báo chí chống Cộng có tham gia.

_ Không cung cấp thông tin về quá trình cắm mốc, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, khiếu nại và xử lý quan chức sai phạm.

_ Không cung cấp nội dung kết luận Thanh tra của Tp. Hà Nội và Chính phủ (có thể do tác giả không đọc).

IV. Những điểm gây tranh cãi quanh cuộc tấn công ngày 09/01 Những câu hỏi của dư luận, chủ yếu xoay quanh 4 vấn đề:

_ Lý do tấn công vào ban đêm?

_ Nguyên nhân tử vong của 3 CSCĐ?

_ Nhóm bạo động có tàng trữ vũ khí không?

_ Lê Đình Kình có cầm lựu đạn khi bị bắn không?

Điểm yếu là không nhắc đến những bằng chứng gây bất lợi cho nhóm bạo động, bao gồm:

_ Một lượng lớn tin nhắn và clip tự quay trước ngày 09/01, trong đó nhóm bạo động tuyên bố rằng họ đang tàng trữ bom, và sẽ biến khu đất thành “chiến trường đẫm máu” nếu quân đội đến xây hàng rào.

_ Các tin nhắn và bài phỏng vấn cho thấy khi quân đội đến xây hàng rào vào ngày 04/01, nhóm bạo động đã tập hợp người ra chặn và đe dọa dùng vũ lực.

_ Một clip tự quay của nhóm bạo động, cho thấy có âm thanh, ánh sáng cháy nổ khi CSCĐ mang dùi cui bắt đầu tiến vào thôn Hoành (chi tiết này khớp với lời kể của cảnh sát).

V. Bình luận và lời khai về cuộc tấn công ngày 09/01 Trích một số phát ngôn của Lê Đình Kình, Ngô Anh Tuấn (luật sư của nhóm bạo động), Trịnh Hữu Long, VTV, và bà Dư Thị Thành (vợ ông Kình). Điểm nhấn là lời kể của bà Thành rằng bà bị đánh để ép cung. Điểm yếu là thiếu khách quan, do:

_ Không trích dẫn bất cứ phát ngôn nào của Bộ Công an, trong khi đây vừa là nguồn tin quan trọng nhất, vừa là bên bị cáo buộc phạm luật.

_ Chọn và sắp xếp các đoạn trích để tạo ấn tượng sai lệch rằng Lê Đình Kình là một Đảng viên ủng hộ chế độ, song bị chế độ chụp mũ khủng bố. Trong khi đó, các clip tự quay của nhóm ông Kình cho thấy họ có thái độ cực đoan, từng nhiều lần nhục mạ các quan chức địa phương trong buổi làm việc chung của 2 bên, và từng đe dọa dùng bom chống lực lượng thi hành công vụ.

VI. Việc vi phạm các luật Việt Nam _ Cáo buộc vi phạm Điều 70, 71 Luật Đất đai 2013 (tức quy định về cưỡng chế quyết định thu hồi đất)

_ Cáo buộc vi phạm Điều 22, 23 Luật Quản lý Sử dụng Vũ khí 2017 (tức quy định về các trường hợp được nổ súng quân dụng)

Điểm yếu:

_ Nhóm bạo động chủ động tấn công bằng bom xăng, lựu đạn khi CSCĐ tiếp cận thôn Hoành. Vì vậy, họ rơi vào thế phạm tội quả tang, bị truy tố vì tội khủng bố; và vụ việc không phải là một vụ “cưỡng chế quyết định thu hồi đất”.

VII. Việc vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế Cáo buộc vi phạm các nguyên tắc trên 11 vấn đề:

_ quyền được thông báo về các quyền của mình khi bị bắt giữ

_ quyền im lặng

_ quyền được trợ giúp pháp lý

_ quyền được có đầy đủ thời gian, phương tiện để chuẩn bị cho việc bào chữa

_ quyền không bị phong tỏa thông tin

_ quyền được xét xử trong một khoảng thời gian hợp lý

_ quyền được đối xử nhân đạo và không bị tra tấn

_ quyền được xét xử công bằng

_ nguyên tắc suy đoán vô tội

_ tính độc lập của hoạt động cảnh sát trong nền dân chủ

_ sự bạo hành của cảnh sát.

VIII. Khuyến nghị _ Yêu cầu cộng đồng quốc tế gây áp lực để (1) buộc Chính phủ mở cuộc điều tra khách quan, công bằng về vụ nổ súng ngày 09/01; và (2) thả những người bị bắt vì tranh chấp đất đai.

_ Yêu cầu Chính phủ (1) đảm bảo quyền tự do thông tin và tự do di chuyển ở xã Đồng Tâm; (2) đền bù cho những cư dân chịu thiệt hại.

Phụ lục A Ảnh chụp cuộc tấn công ở Đồng Tâm và những hoạt động sau đó của các bên liên quan.
Phụ lục B Dữ kiện về các bên liên quan đến vụ việc.
Phục lục C Các câu hỏi mà Luật khoa Tạp chí đặt để chất vấn Bộ Công an

Từ các thông tin trong bảng trên, có thể chỉ ra điểm yếu và điểm mạnh của báo cáo.

Về điểm yếu, tác giả của báo cáo đã cố tình không đề cập đến tất cả những thông tin gây bất lợi cho nhóm bạo động. Vì vậy, báo cáo này có thể dễ dàng bị phản bác về mặt dữ kiện.

Chẳng hạn, hãy tham khảo những dữ kiện trong bài viết của Lê Văn Bảy trên BBC:

Báo cáo của VOICE về vụ Đồng Tâm có nhiều lỗ hổng

Báo cáo của VOICE về vụ Đồng Tâm có nhiều lỗ hổng

Báo cáo của VOICE về vụ Đồng Tâm có nhiều lỗ hổng

Về điểm mạnh, chương VII của báo cáo đưa ra một nhận xét đúng, rằng pháp luật Việt Nam không khớp với các tiêu chuẩn quốc tế về quy trình tố tụng hình sự.

Nói gì thì nói, bản báo cáo này cũng thiếu công bằng và khách quan, khi bóp méo sự thật để phục vụ lợi ích của nhóm bạo động. Như vậy, “Nhóm Hành động Vì Đồng Tâm” đã xa rời mục đích “mưu cầu công lý cho tất cả các bên liên quan”, mà họ tuyên bố khi lập nhóm.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây