Trang chủ Luận bàn - Phản biện Vợ của Nguyễn Ngọc Ánh lại vu cáo Công an trại giam...

Vợ của Nguyễn Ngọc Ánh lại vu cáo Công an trại giam Bến Tre

160
0

Nói với RFA chiều hôm 23/1/2020, bà Nguyễn Thị Châu, vợ của phạm nhân Nguyễn Ngọc Ánh, người đang phải chấp hành bản án 6 năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước” cho biết rằng, chồng mình bị chuyển từ Trại giam Bến Tre đến Trại giam  Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai hôm 14/1, cụ thể như sau:

“Sáng ngày 21/1 tôi đi đến trại giam ở Bến Tre để gửi thức ăn và thăm chồng dịp Tết. Nhưng khi đến gần trại giam thì tôi nghe tin chồng đã chuyển trại. Lúc đó tôi cảm thấy không giữ được bình tĩnh tại vì chồng tôi bị chuyển trại mà tôi không nhận được giấy tờ thông báo gì để biết chồng đang ở đâu, cho nên lúc đó tôi quay về luôn.

Sau đó mới sực nhớ nếu không có giấy tờ nào để đi đến trại giam mới tìm chồng và chỗ trại giam mới nói rằng không có tiếp nhận chồng mình thì lại khổ nữa. Tôi lại tiếp tục chạy hơn 50 cây số đến trại giam ở Bến Tre để xin giấy nhưng trại giam dứt khoát từ chối không đưa cho giấy mà bảo đi thẳng lên trại giam Xuân Lộc để gặp. Lúc đó tôi nhanh ý, ghi lại live stream để ghi lại lời nói của cán bộ trại giam để đến trại giam Xuân Lộc mà người ta từ chối thì còn có bằng chứng.

Chiều hôm đó về nhà làm thức ăn đến 11 giờ đêm và lên xe đi đến trại giam Xuân Lộc cách 230 cây số ngay trong đêm. Bởi vì tôi nghe nói trại giam chỉ làm việc đến ngày 27 Tết nên sợ không kịp.”

Được biết, việc chuyển trại cho phạm nhân là hoàn toàn bình thường.

Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định việc đưa người bị kết án phạt tù có quyết định thi hành án của Tòa án đến nơi chấp hành án hoặc điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ do Bộ Công an quản lý thuộc thẩm quyền của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an. Hiện nay, pháp luật chưa quy định về việc đưa phạm nhân đến nơi chấp hành án theo nguyện vọng của cá nhân hoặc gia đình phạm nhân. Tuy nhiên, căn cứ yêu cầu quản lý, giam giữ, công tác giáo dục, dạy nghề đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật và chính sách hình sự nhân đạo của nhà nước, Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an có thể xem xét, đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án, điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đối với một số trường hợp cá biệt.

Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn RFA, Nguyễn Thị Châu còn vu cáo công an Trại giam Bến Tre hành hung Nguyễn Ngọc Ánh. Theo Nguyễn Thị Châu thì “Nguyễn Ngọc Ánh trước khi bị chuyển đi, tại Trại giam Bến Tre, ông bị hai quản giáo có tên Võ Thanh Trường và Nguyễn Văn Phương hành hung. Biện pháp của họ là bẻ tay kỹ sư Ánh ra sau, lấy chân đạp vào lưng và đầu ông Ánh, dí mặt ông Ánh xuống sàn xi măng”!?

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nguyễn Thị Châu la làng lên rằng chồng mình Nguyễn Ngọc Ánh bị “hành hung” hay “đánh đập” trong trại giam. Gần đây nhất, ngày 11/10/2019, Nguyễn Thị Châu cũng loan tin tương tự rằng “Nguyễn Ngọc Ánh bị đánh đến bất tình trong tù”: “Hồi sáng tôi lên đến trại tạm giam là 9 giờ kém, đến 9 giờ hai mẹ con được mời vô gặp bố. Vừa ngồi xuống thì tôi thấy chồng đi ra mà anh đi không nổi, một chân đi một chân lết mà tay anh lại chống lên cái chân đứng trụ. Tôi muốn khóc nhưng phải kềm nén để hỏi lý do vì sao. Chồng tôi nói bị đánh. Tôi hỏi an ninh đánh hay là ai đánh thì anh nói là người tù hình sự lần trước kiếm chuyện trước chưa đánh mà bây giờ mới đánh. Hôm thứ Sáu vừa rồi, họ mời người tù hình sự đó ra làm việc. Vừa làm việc xong nó vào nó chỉ mặt ngay và nói “tao giết chết mày mà tao không phải ở tù. Đợt này tao sẽ giết chết mày”. Nói xong nó nhảy vô đánh, chồng tôi né được. Khi chồng tôi quay lại lấy khăn đi tắm thì nó đạp lén từ phía sau. Chồng tôi ngã xuống thì gáy đập vào cái bậc mà người ta xây thành giường cho nằm. Anh nói nếu anh đập đầu vào đó thì anh đã chết rồi. Anh bất tỉnh. Nó tiếp tục vào đè chân và tay anh nhưng một người tù kinh tế vô can ngăn, nếu không thì chồng tôi đã chết.”

Điểm chung dễ nhận thấy, trong các lần Nguyễn Thị Châu la làng lên rằng chồng mình bị “hành hung” hay “đánh đập” trong trại giam nhưng đều không đưa ra được bất cứ bằng chứng xác thực nào. Nói cách khác, đây là một cách vu cáo trắng trợn của Nguyễn Thị Châu nhằm tạo tiếng vang hòng tìm kiếm sự can thiệp nhằm giúp Nguyễn Ngọc Ánh được sớm ra tù mà thôi.

Quay lại với Nguyễn Ngọc Ánh, ngày 6/6//2019, TAND tỉnh Bến Tre đã tuyên phạt Ánh 6 năm tù và 5 năm quản chế về tội “làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền, thông tin, tài liệu chống Nhà nước” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo cáo trạng, từ tháng 3-8/2018, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bến Tre phát hiện Nguyễn Ngọc Ánh sử dụng nhiều email, mạng xã hội phát sóng trực tiếp (live stream), trao đổi thông tin, cung cấp hình ảnh, tư liệu kết nối với 14 tài khoản mạng xã hội khác để phát tán, chia sẻ các nội dung tuyên truyền, lôi kéo, kích động, tổ chức biểu tình, xuyên tạc chính sách pháp luật, hoạt động ngoại giao, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, vu khống, bịa đặt gây tâm lý hoang mang, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa, chống đối Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Ánh còn tuyên truyền nhiều thông tin bịa đặt có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, gây tâm lý nghi ngờ, hoang mang, lo lắng trong nhân dân. Bị cáo Ánh còn tham gia kêu gọi, kích động người dân biểu tình vào tháng 6/2018 và dịp lễ Quốc khánh 2/9/2018.

Nguyễn Ngọc Ánh và các đối tượng khác đã phát tán đến thông tin đến hơn 2,4 triệu lượt người xem, hơn 45.000 lượt người thích và 133.000 bình luận. Các cơ quan chức năng đã tạm giữ nhiều tư liệu (bài viết, hình ảnh, clip), vật chứng chứng minh hành vi phạm pháp của Nguyễn Ngọc Ánh.

Nguyễn Ngọc Ánh bị Công an tỉnh Bến Tre bắt giữ vào ngày 30/8/2018./.

Đắc Chí

Nguồn: Việt Nam mới

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây