Không ngoài dự đoán, với 29 phiếu thuận, 6 phiếu chống và 5 phiếu trắng, ngày 21/01/2020, Ủy ban thương mại quốc tế Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu ủng hộ việc phê chuẩn Hiệp định thương mại EVFTA (giữa EU và Việt Nam). Dự kiến phiên thông qua của Nghị viên châu Âu sẽ được diễn ra trong phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu, vào đầu tháng hai tới.
EVFTA được kỳ vọng là cú hích lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Theo thỏa thuận, Việt Nam sẽ giảm 65% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ EU ngay khi EVFTA có hiệu lực. Phần còn lại sẽ được xoá trong giai đoạn 10 năm.
Ngoài ra, EU sẽ giảm hơn 70% thuế quan đối với hàng hoá Việt Nam ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Phần còn lại sẽ được xoá thuế trong 7 năm tiếp theo
Kết quả bỏ phiếu trên đã khiến cho số Dân biểu Châu Âu thiếu thiện chí với Việt Nam không tránh khỏi những “thất vọng”. Dân biểu Saskia Bricmont, một trong 6 Dân biểu bỏ phiếu chống, lên tiếng với RFA sau khi có kết quả từ Nghị viện Châu Âu:
“Tôi thật sự sốc khi những đồng nghiệp của tôi chỉ lắng nghe tiếng nói từ chính quyền mặc dù có những nỗ lực từ phía cộng đồng hải ngoại và cả những tổ chức phi lợi nhuận (NGO) quốc tế như Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Right Watch), Phóng Viên Không Biên Giới ( Reporter Sans Frontière), Ân Xá Quốc Tế (Amesty International) tố cáo về tình trạng tại Việt Nam, nhưng đáng tiếc là có vẻ như họ chỉ xem như là một công việc thương mại bình thường và không hề đặt câu hỏi. Và đó là vấn đề !”
Trước khi phiên họp thông qua ‘khuyến nghị” này được diễn ra, đám dân chủ “giả cầy” trong nước, tiêu biểu như Nguyễn Quang A, Lê Nguyễn Hương Trà, Tương Lai, Chu Hảo… liên tục gửi những báo cáo, những kiến nghị lên EU đòi không thông qua EVFTA vì chúng cho rằng Việt Nam đã “vi phạm nhân quyền” trong vụ Đồng Tâm hôm 9/1 vừa qua.
Trong khi đó, một số chính khách nước ngoài có “thâm niên” chống Việt Nam như Saskia Brichmont, Ellie Chowns và Anna Cavanizzi cũng nhiều lần trả lời RFA, BBC, VOA… nhằm trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đám này trắng trợn xuyên tạc, vu cáo rằng: “Tình hình nhân quyền ở Việt Nam vô cùng đáng lo ngại. Bất chấp những lời hứa suông, tình hình vẫn không khá hơn: Việt Nam đã tiến hành một cuộc đàn áp tàn bạo và giết hại vô cớ đối ông Lê Đình Kình và những người chống lại sự cướp đất ở Đồng Tâm…”
Tuy nhiên, như đã nêu phía trên, Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu đã nhanh chóng phê chuẩn EVFTA với tỉ lệ phiếu áp đảo 29/6 (và 5 phiếu trắng). Kết quả bỏ phiếu cho thấy các Hiệp định EVFTA và EVIPA có được sự ủng hộ của đa số các nghị sĩ INTA. Tỷ lệ bỏ phiếu thuận cho hai Hiệp định tại INTA được đánh giá là cao nhất so với một số FTA gần đây giữa EU và các đối tác. Điều này thể hiện sự coi trọng, đánh giá cao của các nghị sĩ và các quốc gia thành viên EU đối với các hiệp định cũng như vai trò, vị thế quốc tế của Việt Nam và quan hệ đối tác hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU. Hiển nhiên, kết quả bỏ phiếu EVFTA còn khiến cho những những kiến nghị lên EU đòi không thông qua EVFTA của đám dân chủ “giả cầy” trong nước và số nghị sĩ thiếu thiện chí ở nước ngoài trở nên lạc lõng, vô tích sự./.
Đắc Chí
Nguồn: Việt Nam mới