Trang chủ Loa Phường Tin giả lan tràn về vụ bạo động ở xã Đồng Tâm...

Tin giả lan tràn về vụ bạo động ở xã Đồng Tâm đã phát sinh như thế nào?

328
0

Sáng 09/01/2020, quá trình thu hồi khu đất sân bay Miếu Môn đã làm nảy sinh một vụ va chạm bạo lực, khiến 3 cảnh sát và 1 đối tượng bạo động tử vong. Để biết các tin giả về vụ việc đã phát sinh như thế nào, hãy cùng nhìn lại các hoạt động đưa tin về vụ việc.

Trong ngày 09/01/2020, báo chí chính thống chưa cung cấp nhiều thông tin chi tiết về các diễn biến ở xã Đồng Tâm. Vì vậy, dư luận chủ yếu biết đến vụ việc qua 2 nguồn tin sơ cấp trên mạng xã hội – là nhóm bạo động và một số tài khoản được gán cho là của cảnh sát cơ động.

Cụ thể, trước, trong và sau vụ việc, nhiều tổ chức chống đối ở bên ngoài đã vừa cung cấp thông tin cho nhóm bạo động, vừa giúp họ làm truyền thông.

Một mặt, nhóm bạo động được một cá nhân ẩn danh thông báo về các động thái của cảnh sát:

Tin giả lan tràn về vụ bạo động ở xã Đồng Tâm đã phát sinh như thế nào?

Mặt khác, từ khi các diễn biến bắt đầu vào ngày 29/12/2019, nhóm bạo động đã liên tục gửi tin tức và clip tại hiện trường cho một số bên khác để nhờ làm truyền thông. Số này bao gồm (1) các đội “dân oan” “kết nghĩa” với họ như Trịnh Bá Phương và Bùi Thị Minh Hằng; (2) Lê Dũng Vova của nhóm CHTV; (3) một người bạn ẩn danh của Đinh Ngọc Thu; (4) ông Nguyễn Đăng Quang của nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự;… Sau khi Trịnh Bá Phương và Bùi Thị Minh Hằng bị bắt tạm giữ trong ngày 09/01, em trai Phương là Trịnh Bá Tư đảm nhiệm việc truyền tin. Những người trung gian này vừa trực tiếp đăng tin lên mạng xã hội, vừa gửi nó cho một số tờ báo chống đối. Hai anh em họ Trịnh đưa tin sai rằng con nhỏ 3 tháng tuổi của Lê Đình Uy đã chết vì ngạt khí, và xác Lê Đình Chức sắp được gửi về gia đình; trong khi thông tin sau đó cho thấy cháu bé vẫn an toàn và Lê Đình Chức bị thương, đang được điều trị trong bệnh viện.

Cùng ngày 09/01, một số tài khoản Facebook được xem là của CSCĐ đã đưa ra thông tin rằng có 6 cảnh sát hy sinh, và Lê Đình Kình “bị tiêu diệt trong lúc định nổ bom tự sát”. Các tài khoản Facebook dân chúng các nơi đồng loạt đăng lại những thông tin này, khiến chúng xuất hiện trên một số báo chính thống, trước khi cơ quan Công an khẳng định lại rằng chỉ có 3 cảnh sát hy sinh.

Tin giả lan tràn về vụ bạo động ở xã Đồng Tâm đã phát sinh như thế nào?

Tin giả lan tràn về vụ bạo động ở xã Đồng Tâm đã phát sinh như thế nào?

Sơ đồ dưới đây tóm tắt các hoạt động đưa tin về vụ việc:

Tin giả lan tràn về vụ bạo động ở xã Đồng Tâm đã phát sinh như thế nào?

Cách truyền tin như trên giúp các cộng đồng liên quan lập tức có thông tin từ hiện trường, để kịp thời phản ứng với vụ việc. Tuy nhiên, nó làm phát sinh 4 vấn đề:

Thứ nhất, nhờ có nguồn tin, nhóm bạo động và giới chống đối nắm được động thái của CSCĐ từ 4 giờ trước sự kiện.

Thứ hai, truyền thông của các bên đã lan truyền một số thông tin được xem là sai sự thật – có thể phát sinh do (1) nhân chứng tại hiện trường bị kích động; (2) trung gian truyền tin cố tình thêm thắt, thổi phồng để tuyên truyền; hoặc (3) không có quy trình kiểm chứng:

Thứ ba, vì dư luận biết đến vụ việc này qua nhiều lời kể, ảnh chụp và bình luận có tính phân mảnh, rời rạc của người trong cuộc; thay vì qua những bản tường trình đầy đủ và khách quan; họ nhìn vụ việc theo lối “thầy bói xem voi” và dễ rơi vào tranh cãi vô ích:

Tin giả lan tràn về vụ bạo động ở xã Đồng Tâm đã phát sinh như thế nào?

Thứ tư, vì thông tin mà người trong cuộc cung cấp chứa nhiều hình ảnh, mô tả mang tính bạo lực, cùng động cơ trả thù của họ; chúng nối dài hận thù cá nhân của người trong cuộc ra các cộng đồng liên quan. Nhiều tài khoản Facebook của cả giới chống đối lẫn các lực lượng vũ trang đã hô hào nổ súng “tiêu diệt” phía còn lại, và việc này gây ra 2 ảnh hưởng xấu. Một: nó có thể làm phát sinh nhiều rủi ro tại các điểm nóng, hoặc các tình huống căng thẳng tương tự trong tương lai, gây nguy hiểm cho những người có mặt tại địa bàn. Hai: nó khiến dư luận có ấn tượng rằng đây là một tranh chấp có tính cá nhân và tính chính trị giữa 2 bên ngang nhau, trong khi nó là một tình huống thực thi pháp luật:

Tin giả lan tràn về vụ bạo động ở xã Đồng Tâm đã phát sinh như thế nào?

Tin giả lan tràn về vụ bạo động ở xã Đồng Tâm đã phát sinh như thế nào?

Tin giả lan tràn về vụ bạo động ở xã Đồng Tâm đã phát sinh như thế nào?

Như vậy, bức tranh dư luận về vụ Đồng Tâm không hề “nói lên sự thật về chế độ” như giới chống đối mô tả. Thay vào đó, nó thể hiện tình trạng hỗn loạn thông tin, trong đó tin giả và những lời kích động bạo lực, trả thù được xem là bình thường hoặc được ca ngợi. Tình trạng này đương nhiên có hại cho họ, vì họ vừa cần danh nghĩa “bất bạo động” để được nước ngoài ủng hộ, vừa không có cửa cạnh tranh về mặt bạo lực với các lực lượng vũ trang.

Tuy nhiên, nhiều khả năng giới chống đối sẽ vẫn duy trì tình trạng hỗn loạn thông tin này, phần vì sự thật thường không giúp họ câu View như tin giật gân, phần vì đa số họ chỉ ngồi ở nhà, dùng bàn phím kích người khác bước vào chỗ chết:

Tin giả lan tràn về vụ bạo động ở xã Đồng Tâm đã phát sinh như thế nào?

Đây là lý do khiến thời sự VTV mấy ngày qua liên tục đưa tin cảnh báo về thủ đoạn xuyên tạc, bịa đặt về tình hình Đồng Tâm và kêu gọi người dân cảnh giác, không vội tin những thông tin thiếu cơ sở trên mạng xã hội

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây