Trang chủ Loa Phường Cảnh sát hiện diện ở Đồng Tâm: “tranh chấp đất đai” hay...

Cảnh sát hiện diện ở Đồng Tâm: “tranh chấp đất đai” hay thực thi pháp luật?

188
0

Sáng 09/01/2020, quá trình thu hồi khu đất sân bay Miếu Môn đã làm nảy sinh một vụ va chạm bạo lực, khiến 3 cảnh sát và 1 đối tượng bạo động tử vong. Nhân đó, các bộ phận của dư luận phi chính thống đã tuyên truyền về sự kiện này theo nhiều hướng khác nhau, để phục vụ cho mục đích chính trị riêng của từng nhóm.

Trước khi bàn về bản chất của vụ việc, chúng tôi xin điểm lại những diễn biến chính của nó.

Năm 2016, ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đã xảy ra vụ tranh chấp quyền sử dụng khu đất sân bay Miếu Môn. Trong đó, nhóm dân địa phương do Lê Đình Kình dẫn đầu coi đây là đất nông nghiệp; còn chính quyền địa phương xem đây là đất quốc phòng, cần giải phóng mặt bằng để tập đoàn Viettel xây công trình quân sự. Năm 2017, nhóm Lê Đình Kình bắt đầu có biểu hiện vi phạm pháp luật, khi làm bạo động bắt giữ 38 cảnh sát, đồng thời phối hợp với các tổ chức chống chế độ để làm truyền thông trên mạng xã hội. Ngày 25/04/2019, Thanh tra Chính phủ đưa ra “kết luận cuối cùng” về vụ việc, theo đó đất có tranh chấp ở Đồng Tâm là đất quốc phòng. Ngày 25/11/2019, Thanh tra Chính phủ tổ chức buổi đối thoại với cư dân xã Đồng Tâm, nhóm bạo động nhận giấy mời nhưng không đến, lấy lí do sự kiện không diễn ra ở địa điểm họ đề nghị.

Cuối tháng 12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng đã phối hợp với lực lượng chức năng thúc đẩy việc giải phóng mặt bằng khu đất theo kế hoạch. Theo lời kể của Lê Đình Công, Lê Đình Quang trên mạng xã hội và RFA, thì từ ngày 29/12/2019, các cơ quan liên quan đã bắt đầu tập trung CSCĐ, dân quân, xe cảnh sát, xe chữa cháy, xe cứu thương ở trường bắn Miếu Môn; đồng thời dùng loa phóng thanh kêu gọi nhóm bạo động giao nộp vũ khí. Ngày 04/07, khi lực lượng chức năng chuẩn bị xây tường rào bao quanh khu sân bay Miếu Môn, nhóm bạo động đánh kẻng, đổ người mang vũ khí ra chặn, đe dọa rằng họ biến khu đất “thành bãi chiến trường đẫm máu”:

Cảnh sát hiện diện ở Đồng Tâm: “tranh chấp đất đai” hay thực thi pháp luật?

Cảnh sát hiện diện ở Đồng Tâm: “tranh chấp đất đai” hay thực thi pháp luật?

Từ đêm 06/01/2020, xã Đồng Tâm bị cắt Internet, tuy nhiên nhóm bạo động vẫn liên lạc được với các tổ chức chống đối ở bên ngoài, như ảnh chụp màn hình phía trên cho thấy.

Để xử lý dứt điểm các hành vi bạo động, chống người thi hành công vụ, khoảng 23h40’ ngày 08/01/2019, khoảng 1000 cảnh sát cơ động đã tập kết tại Ba Thá, gần xã Đồng Tâm. Một clip Livestream của nhóm bạo động cho thấy lúc 4h sáng 09/01, khi CSCĐ bắt đầu di chuyển vào làng, nhóm bạo động đánh kẻng tập hợp người và dùng vũ khí gây nổ để chống trả:

Cảnh sát hiện diện ở Đồng Tâm: “tranh chấp đất đai” hay thực thi pháp luật?

Cảnh sát hiện diện ở Đồng Tâm: “tranh chấp đất đai” hay thực thi pháp luật?

Hình ảnh trên clip khớp với lời kể của Đại tá Nguyễn Bình (Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP. Hà Nội) – theo đó “Khi các cơ quan chức năng vào cổng làng là các đối tượng tấn công ngay, rất manh động, ném 2 quả lựu đạn, bom xăng”; khiến 3 cảnh sát hy sinh.

Theo thông báo sau đó của cơ quan Công an, thì những người hy sinh gồm Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh (Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an); Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân (SN 1992, công tác tại Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động) và Trung úy Phạm Công Huy (SN 1993, công tác tại Đội Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, Công an thành phố Hà Nội).

Đến 05h40’ sáng, phía bạo động có 1 người bị thương do bị bắn vào tay, khoảng 20 người “cố thủ” trong nhà Lê Đình Kình:

Cảnh sát hiện diện ở Đồng Tâm: “tranh chấp đất đai” hay thực thi pháp luật?

Trưa 09/01, báo chí chính thống đưa tin rằng các đơn vị chức năng đã hoàn tất việc bắt giữ các đối tượng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Vụ việc gây thương vong cho 4 người, gồm 3 cảnh sát và 1 đối tượng bạo động.

Ngày 10/01, chính quyền địa phương thông báo rằng đối tượng bạo động tử vong là Lê Đình Kình, đồng thời bàn giao thi thể của ông Kình cho người nhà để mai táng, sau khi hoàn tất việc khám nghiệm tử thi. Khi ghi hình thi thể và trả lời phỏng vấn trên mạng xã hội, người nhà ông Kình cho biết ông chết ngay trên giường tại lầu 2 của căn nhà, do trúng 1 viên đạn ở đầu và 1 viên đạn ở tim, trên giường vẫn còn vết máu:

Cảnh sát hiện diện ở Đồng Tâm: “tranh chấp đất đai” hay thực thi pháp luật?

Cơ quan Công an cho biết Lê Đình Kình chết khi đang cầm 1 quả lựu đạn trên tay. Ngoài ra, tại hiện trường, công an thu giữ 8 quả lưu đạn, hàng chục dao phóng, 20 chai bom xăng chưa sử dụng và nhiều pháo nổ:

Cảnh sát hiện diện ở Đồng Tâm: “tranh chấp đất đai” hay thực thi pháp luật?

Cảnh sát hiện diện ở Đồng Tâm: “tranh chấp đất đai” hay thực thi pháp luật?

Trong ngày 09/01, fanpage của CSCĐ viết rằng lượng thương vong bao gồm 6 cảnh sát, trong khi nhóm bạo động viết rằng lượng thương vong gồm cả Lê Đình Công, Lê Đình Chức, và con nhỏ 3 tháng tuổi của Lê Đình Uy. Tuy nhiên, cơ quan Công an tái khẳng định rằng chỉ có 3 cảnh sát hy sinh; và thông tin sau đó cho biết con của Lê Đình Uy vẫn an toàn, trong khi Lê Đình Công, Lê Đình Chức bị thương nặng và đang được điều trị tại bệnh viện.

Sau khi xem xét chuỗi diễn biến trên, chúng tôi xin đưa ra 5 ý kiến.

Thứ nhất, nếu nhìn vấn đề từ góc độ pháp luật, thì quá trình “tranh chấp” khu đất sân bay Miếu Môn đã kết thúc sau buổi đối thoại ngày 25/11/2019. Cơ quan chức năng đến xã Đồng Tâm ngày 04 và 09/01/2020 để thực thi các quyết định của pháp luật, chứ không phải để “tranh chấp đất đai”.

Thứ hai, vì nhóm bạo động đem vũ khí ra chiếm giữ khu đất sân bay từ ngày 04/01/2020, đồng thời tuyên bố “tử chiến” với cơ quan chức năng, báo chí chính thống đã đúng khi viết rằng họ ngăn cản người thi hành công vụ.

Thứ ba, hành vi của nhóm bạo động không thuộc diện “tự vệ chính đáng”, phần vì lý do vừa nêu, phần vì họ sử dụng, sở hữu các vũ khí thuộc danh mục bất hợp pháp.

Thứ tư, nếu cơ quan chức năng chứng minh được rằng họ đến thôn Hoành sáng 09/01 để bắt giữ nghi phạm có dấu hiệu tàng trữ vũ khí, cản trở người thi hành công vụ; thì hoạt động của họ không thuộc diện “giải phóng mặt bằng”, vì vậy không trái luật khi được thực hiện vào buổi đêm hoặc rạng sáng. Trên thực tế, chính Lê Đình Công trong các livestream trước đó tuyên bố đã chuẩn bị lựu đạn, bom xăng giết hại các chiến sỹ công an vào làng, nên việc chứng minh cần phải trấn áp kẻ phạm tội khủng bố, bạo loạn là yêu cầu cần thiết, bắt buộc và cấp bách.

Thứ năm, không có lý do để khẳng định rằng cảnh sát bắn công Kình để “đánh rắn dập đầu”, hoặc để trả thù cho đồng đội. Động cơ “đánh rắn dập đầu” không hợp lý, vì việc ông tử vong gây hiệu ứng truyền thông bất lợi cho nhiều bên liên quan. Động cơ trả thù không hợp lý, vì ông Kình là đối tượng bạo động duy nhất tử vong tại hiện trường khi sự việc diễn ra. Bên cạnh đó, vị trí của vết đạn trên thi thể ông liên quan đến dụng ý bắn hạ nhanh hơn là dụng ý hành hạ.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây