Thưa anh chị em! ngày 22/12/2018, Đức Thánh cha đã quyết định bổ nhiệm đức cha Anphongso Nguyễn Hữu Long, nguyên giám mục phụ tá Giáo phận Hưng Hoá thành tân Giám mục Giáo phận Vinh. Trong niềm hân hoan đón chờ làn gió mới từ Ngài tân giám mục, không ít người lại “nhớ” về đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp.
Trước năm 2010, giám mục Giáo phận Vinh là đức cha Phaolo Maria Cao Đình Thuyên, Ngài là người đã hết mực chăm lo cho đàn chiên của Giáo phận. Tuy nhiên, thời điểm đó ngài đã cao tuổi, sức cạn lực kiệt, không đủ để có thể điều hành một giáo phận lớn như Giáo phận Vinh. Còn nhớ khi đó, hàng ngũ giáo sỹ, bản thân Đức cha Thuyên và hàng chục nghìn giáo dân Giáo phận Vinh đều mong mỏi có một vị chủ chăn mới tài năng, đức độ để chèo lái con thuyền giáo phận đi theo tiếng gọi của Đức Chúa trời.
Và rồi ngày 23/7/2010, ngày Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp nhận chức Giám mục Giáo phận Vinh tại Tòa Giám mục Xã Đoài là ngày mà cả giáo phận vỡ òa trong niềm hạnh phúc, tin yêu và đầy hy vọng.
Anh chị em cộng đồng khi đó đều tin rằng: “Đức cha Hợp là người tài năng vì Ngài có nhiều bằng tiến sỹ, là giáo sư thần học, nhiều năm Ngài được học tập, nghiên cứu, giảng dạy, rồi làm chủ chăn ở nhiều học vụ, viện Công giáo ở các nước phát triển trên thế giới như Brazin, Ytalia; ngài nhất định sẽ có nhiệt huyết, có tình yêu tha thiết với Giáo phận quê hương, nơi mà ngài sinh ra cũng chính là nơi đặt Tòa Giám mục Xã Đoài; Ngài sẽ chăn dắt đàn chiên của Giáo phận Vinh khiến họ “nở mày, nở mặt” với cộng đoàn các Giáo phận khác”.
Ngay trong tháng 10 năm đó, Ngài được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Công lý hòa bình, và là tin lành hứa hẹn một tương lai vô cùng tốt đẹp đang chờ phía trước.
Tuy nhiên, tám năm sau, kể từ khi đức cha Nguyễn Thái Hợp đặt bước chân mục vụ đầu tiên về “Miền đất gió lào bỏng rát”, mọi hy vọng, mọi mong ước của bà con giáo dân đều trở thành thất vọng. Những vết đen rạn nứt trong Giáo phận bắt đầu xuất hiện và cứ thế tăng dần theo thời gian, khiến nhiều người đi từ băn khoăn, ngạc nhiên, đến khó hiểu, đến bất bình và cuối cùng là nỗi thất vọng vô bờ bến. Những “dấu hỏi” dần dần được trả lời để chứng minh rằng Đức cha Hợp không như những gì Giáo hội Công giáo Việt Nam từng nghĩ và giáo dân Giáo phận Vinh hằng mong mỏi.
Tám năm làm Giám mục Giáo phận Vinh, ngài đã “đem lại” cho Giáo phận này điều gì?
Có người nói đó là đất đai các giáo xứ, giáo họ không ngừng được mở rộng; có người nói đó là các nhà thờ liên tục mọc lên hoành tráng, uy nghi; người khác lại nói đó là đời sống các vị chủ chăn ngày càng được nâng lên bằng những xe sang, mặc quần áo đẹp…Đúng, những điều trên là có thật, nhưng ít ai nghĩ cái cách để đạt được nó, con đường mà đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp dìu dắt đàn chiên đi nhuốm đầy nước mắt, nó không như lời Phúc Âm, lời Jesu và các tông đồ dạy, đó là cả một sự mất mát to lớn mà cả giáo phận cả đàn chiên phải trả giá.
Để mở rộng khuôn viên đất đai, xây dựng nhà thờ cho các xứ, các họ không đi bằng con đường chính thống, không tuân theo luật pháp mà bằng cái cách của đức cha truyền đạt đó là “cứ lấn chiếm, cứ xây dựng để mở mang đất thánh”; bỏ qua sự quản lý của chính quyền.
Xứ nào, họ nào không mở rộng được thì đức cha phê bình, răn đe gây sức ép các cha linh mục, đẩy các cha vào thế buộc phải vi phạm pháp luật để thực hiện đức vâng lời. Để lấy lòng đức cha, nhiều linh mục lâu nay vốn bao dung, độ lượng trở nên cộc cằn, sẵn sàng quát mắng bất cứ con chiên nào dù là người già hay thanh niên, dù là phụ nữ hay trẻ em. Hàng trăm, hàng ngàn giáo dân xưa nay hiền lành, chân chất nay trở nên cực đoan, dữ dằn, họ sẵn sàng sử dụng mọi hành động, mọi lời nói, mọi công cụ để đạt được mục đích mà đức cha hay các cha quản xứ sai bảo để thực hiện thông điệp “mở mang đất thánh, xây dựng nước chúa”.
Các bạn, các anh chị em đã quá quen với tiếng chuông báo động tập hợp, quen với những dọng nói hằn học của cha Nguyễn Đức Nhân- xứ Kẻ Gai, quá quen với lời rao giảng không chân thật cha Đặng Hữu Nam- xứ Phú Yên, quá nhàm với lời kêu gọi bao vây trụ sở chính quyền của cha Nguyễn Đình Thục- Xứ Song Ngọc quá mệt với lời cha Trần Đình Văn kêu gọi tuần hành…
Những sự kiện đáng buồn tại Yên Khê, Con Cuông, tại Trại Gáo, Đông Kiều Nghi Lộc, tại Song Ngọc, Phú Yên- Quỳnh Lưu, tại Thạch Bằng- Lộc Hà, tại Tam Tòa-Đồng Hới…đã làm giáo dân quá mệt mỏi; ra đường mọi người nhìn người công giáo với ánh mắt kỳ thị, cảnh giác, nghi ngờ, thậm chí là coi thường.
Họ cho rằng người công giáo quá cực đoan, quá dữ dằn, chỉ biết, chỉ làm cho giáo hội mà bất chấp các quy định, các giá trị xã hội mà lẽ ra như lời đức Thánh Cha răn dạy là “người kito cần hòa nhập, cần sự tin yêu, đồng hành”.
Nhiều giáo dân tự hỏi liệu có phải họ đang bán mình cho sa tăng, quỷ dữ, kể cả các cha linh mục đang là những con cờ để đức cha nhấc lên, đặt xuống, kéo đi, kéo lại, lăn lóc giữa cuộc chơi. Có bao giờ đức cha Hợp nghĩ cho nỗi thống khổ của các cha quản xứ phải căng mình làm sao vừa phải vâng lời bề trên, vừa phải chấp hành đúng pháp luật.
Các cha muốn đồng hành, muốn thân thiện với đoàn thể xã hội, với chính quyền địa phương nơi hằng ngày giáp mặt gặp nhau, nơi mà cả các cha cùng chính quyền đều đang chăm lo cho anh chị em thì lập tức bị đức cha nhắc nhở, răn đe. Những giáo dân tham gia công việc xã hội thì đức cha gây sức ép buộc họ từ bỏ.
Nhiều người cho rằng Đức cha là người thuộc tổ chức Việt Tân gì đó ở bên Tây, các con chiên không hề mong muốn. Tuy nhiên, việc Ngài thường đi nước ngoài và thường xuyên tiếp xúc với các vị đứng đầu tổ chức Việt Tân cũng là có thật; những bức hình đức cha công khai chụp chung với cốt cán của tổ chức trên như Trịnh Hồng Thuận, Hà Đông Xuyến là có thật, những video clip ngài trả lời phỏng vấn các đài mà bản thân họ thừa nhận là chống Việt Nam lâu nay như SBTN, VOA…là có thật.
Những chuyến xuất ngoại tốn kém biết bao nhiêu tiền của Giáo hội, đó là mồ hôi, là mước mắt mà chúng con quyên góp, nhưng đức cha lại sử dụng vì mục đích riêng… Từ ngày đức cha về đây đã không ít thân hữu của bà con giáo dân vì vi phạm pháp luật mà rơi vào vòng lao lý như anh Hoàng Đức Bình, Nguyễn Văn Oai, Lê Đình Lượng. Nhiều người bị truy nã hoăc phải trốn chui lủi nơi đất khách quê người.
Liệu đức cha có chăm lo cho họ, cho gia đình, con cái họ được cả đời không. Những lời răn dạy, những lời hứa của đức cha chẳng qua cũng chỉ là phù du…Rồi đây sức tàn lục kiệt ngẫm lại liệu đức cha có cam lòng.
Nhiều bà con giáo dân không biết phải bày tỏ thế nào cho cộng đồng, cho anh chị em hiểu được lòng mình. Cầu mong cho đức cha Phao lô Nguyễn Thái Hợp khi về chăn chiên ở Tân giáo phận Hà Tĩnh được bình an, cầu mong cho cộng đồng anh chị em luôn đón nhận được tình yêu thương bao la của Thiên chúa.
Người con của Chúa