Trang chủ Luận bàn - Phản biện Nhạc sỹ Trần Long Ẩn là nạn nhân của trò đánh tráo...

Nhạc sỹ Trần Long Ẩn là nạn nhân của trò đánh tráo con chữ

305
0

Xung quanh chuyện cộng đồng mạng và rất nhiều văn nghệ sỹ, trí thức và đương nhiên cả đám kền kền dân chủ đua nhau tấn công nhạc sỹ Trần Long Ẩn chỉ vì ông phát biểu cho rằng: “Toàn bộ nền văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975 là độc hại, cần phải xóa bỏ hết.”

Mọi thứ sẽ đóng đinh, mặc nhiên được thừa nhận nếu như không có những người vì lẽ phải, công lý mà đi tìm cho được, có phải ông Nhạc sỹ của “Một rừng cây, một đời người” phát biểu như thế không? Và những người này đã có lí để đi đến chân lý, bản chất thực sự của sự việc.

Đoạn cho là phát biểu của ông Ẩn ở trên (“Toàn bộ nền văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975 là độc hại, cần phải xóa bỏ hết.”) chỉ là hàng phếch mà thôi.

Chỉ riêng vấn đề này thôi cũng đủ thấy, trong bản thân cách tiếp cận nguồn tin của chúng ta đã có vấn đề. Chúng ta quá vội vã và tin ngay những thứ được nêu lên và không kiểm chứng. Đó cũng là lí do khiến cho chúng ta dễ rơi vào trạng huống quy chụp, tấn công người khác chỉ vì nghe nói, hoặc nghe qua vấn đề. Đấy thực sự là điều vô cùng nguy hiểm trong bối cảnh thông tin xấu độc đang tràn lan và khó kiểm soát như hiện nay.

Đối chiếu giữa hai nội dung được dẫn ra (bản gốc và bản phếch) thì rõ ràng nó khác xa nhau chứ đừng nói là na ná hoặc có đôi nét tương đồng gì đó.

Cụ thể, trong phát biểu chính thức của nhạc sỹ Trần Long Ẩn, ông đã phân chia, tách bạch nền văn học trước 1975 thành hai mảng: (1) Xấu độc, độc hại, xuyên tạc đường lối cách mạng và (2) mảng các tác phẩm này cần được biểu dương, tôn vinh, học tập, nhân rộng.

Nó không đi đến, diễn tả và phủ nhận sạch trơn như cái câu: “Toàn bộ nền văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975 là độc hại, cần phải xóa bỏ hết.” Và riêng với chuyện này đó thực sự là lời cảnh tỉnh hết sức khẩn thiết đối với chúng ta: Hãy đừng vội tin vào những vấn đề được nêu ra; hãy kiểm soát, kiểm tra chúng trước khi xét đoán vấn đề…

Trở lại với câu chuyện tại sao vấn đề lại lan nhanh và khiến cho nhiều người tin đến thế dù sự thật thì như đã được chỉ ra. Tất nhiên lí giải vấn đề này chúng ta sẽ dễ nhận ra, phản ứng của dư luận từ rất sớm đã bị định hưởng bởi những cá nhân mà tên tuổi họ đã được định hình, tiếng nói của họ đã có thời kỳ làm nên, hình thành nên những chuỗi dư luận.

Nhạc sỹ Trần Long Ẩn là nạn nhân của trò đánh tráo con chữ

Trên Fb của Chu Mộng Long (Nguồn: Tôi Là một người lính).

Hiểu như thế để thấy chính việc thi nhau mạt sát ông Trần Long Ân của đám Chu Mộng Long, Lê Thiếu Nhơn, Trần Đình Thu, Lê Học Lãnh Vân,… sau hội nghị giao ban quý III/2019 của Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật TP.HCM diễn ra hôm 10/11/2019 vừa qua là nguyên nhân chính cho điều này. Sự phụ hoạ của đám đài báo quốc tế, hải ngoại cũng là nhân tố khiến cho sự việc được quan tâm đặc biệt và có nhiều hiệu ứng bên lề hơn.

Cũng thông tin thêm, trước khi có những lời như được trích dẫn từ báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh trên, vị nhạc sỹ đáng kính của chúng ta cũng đã phát biểu tại hội nghị giao ban quý III/2019 của Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật TP.HCM ngày 10/11: “63 tỉnh, thành thì có được bao nhiêu đài có phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch? Ít lắm. Cục Biểu diễn nghệ thuật từng bảo tôi: “Làm sao nhờ anh Năm Ẩn phát biểu giùm rằng, hiện nay không còn khái niệm nhạc cũ trước giải phóng nữa”. Tôi nghe sốc và đau lắm. Không được đâu. Đại đoàn kết dân tộc là chủ trương hết sức vĩ đại, đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhưng đoàn kết luôn có nguyên tắc tôn trọng độc lập tự do, tôn trọng lịch sử cách mạng Việt Nam, không thể nhân danh hòa hợp dân tộc để coi như ngang nhau được”.

Nói ra điều này để thấy, bản thân những nội dung khác của nhạc sỹ Trần Long Ẩn vốn dĩ đã có hai mệnh đề hết sức rõ ràng: Cái tích cực và cả những giá trị phản tích cực, đi ngược lại tinh thần đoàn kết dân tộc của nền văn học ngệ thuật trước năm 1975 ở miền Nam VN. Rằng không có chuyện ông tấn công, phủ nhận sạch trơn nền văn học, nghệ thuật đó như những kẻ xấu bụng đã nêu…

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây