Theo thông tin trên mạng xã hội, đại đa số các nạn nhân tử vong trong container đông lạnh ở Anh là người theo đạo Thiên chúa. Thật không may, họ đã tự mình tham gia vào đường dây đưa người trốn ra nước ngoài, hoặc vượt biên trái pháp luật và kết cục là một thảm họa.
Tôi cũng không chắc chắn nếu vào Anh trót lọt, và nếu tham gia trồng cần sa ở xứ sở này, thì một năm họ sản xuất được bao nhiêu tấn cần sa, số lượng cần sa ấy sẽ đầu độc biết bao nhiêu người trên khắp thế giới?
Và nếu vào nước Anh trót lọt họ sẽ đưa đường chỉ lối cho bao nhiêu người khác tiếp tục con đường đầy máu và nước mắt này?
Đừng nói vì họ đói nghèo mà phải ra đi. Trên mạng xã hội đầy rẫy những hình ảnh nhà cao cửa rộng của họ còn hơn cả biệt phủ của anh Quý ở Yên Bái. Đầy rẫy những ảnh ăn chơi của chính “nạn nhân” và các thành viên trong gia đình họ.
Mong muốn làm giàu là không sai, nhưng làm giàu bằng hành vi vi phạm pháp luật là đáng lên án. Và nếu mong muốn sang Anh trồng cần sa để làm giàu thì rất đáng phỉ nhổ.
Nói chính xác, 39 người này vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của tình trạng vượt biên bất hợp pháp. Đấy là chưa kể họ là đồng phạm trong việc tổ chức người trốn ra nước ngoài. Họ cũng (có thể) là người vì lợi ích cá nhân mà xé bỏ hoặc tiêu hủy Quốc tịch Việt Nam (phản quốc).
Nghe nói, vì theo đạo Thiên chúa, nên trước khi ra đi họ đã xưng tội với cha bề trên để nhờ vả sự che trở. Điều này đồng nghĩa với việc các Linh mục giáo phận Vinh và Hà Tĩnh đã biết trước việc họ ra đi. Nay họ chết, thôi thì nghĩa tử là nghĩa tận, ta nói nhẹ phần phạm pháp của họ mà ban ơn cho họ được là nạn nhân.
Với tôi, họ vừa đáng thương, vừa đáng giận.
Cho đến giờ phút này vẫn chưa thể đưa 39 người tử nạn tại Anh về nước dù thời gian đã khá lâu. Nếu là ở Việt Nam, đám du thủ du thực mạo danh dân chủ sẽ uốn lưỡi, bẻ cong ngòi bút để tấn công Nhà nước vì chậm trễ.
Chúng ta hiện chưa biết phía Anh và nhà nước Việt Nam sẽ lo như thế nào, nhưng dưới đây là hình ảnh văn bản quy định về việc đưa tro cốt, hài cốt về Việt Nam. Rất phức tạp và cực kỳ tốn kém. Nếu là Hoa Kỳ, Đan Mạch, hay Anh… nếu công dân của họ tử nạn ở nước ngoài trong mọi trường hợp thì gia đình họ đều phải tự mình thanh toán mọi chi phí và tương tự như vậy đối với Việt Nam.
Hôm nay, 10/11/2019, tờ Tiền Phong viết: “Thủ tục đưa thi hài về nước
Nếu muốn đưa thi hài (xác chết) hoặc di hài (lọ tro) về Việt Nam an táng, cần có các giấy tờ do cơ quan thẩm quyền nước chủ nhà cấp. Đối với thi hài, đó là giấy chứng tử, giấy chứng nhận kiểm dịch thi hài (không phải chết do bệnh truyền nhiễm), giấy chứng nhận bảo quản thi hài đúng quy chuẩn vận chuyển hàng không quốc tế (quan tài 3 lớp: vải, gỗ, kẽm), theo Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đối với lọ tro, đó là giấy chứng tử, giấy chứng nhận hỏa thiêu, giấy chứng nhận kiểm dịch (Ở một số nước, giấy này và giấy chứng nhận hỏa thiêu là một).
Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài không thể chi trả các chi phí cho việc chôn cất, hỏa táng hoặc hồi hương thi hài, di hài người chết, nhưng có thể giúp chuyển tiền từ người thân, bạn bè ở Việt Nam để trả cho các chi phí nêu trên thông qua Quỹ Bảo hộ công dân. Cơ quan đại diện cũng không thể giúp điều tra về nguyên nhân chết.”.
Đây là văn bản quy định về THỦ TỤC CHUYỂN THI HÀI, DI HÀI, TRO CỐT VỀ VIỆT NAM
Thi hài, di hài, tro cốt của những người sau đây có thể được chuyển về Việt Nam:
1. Công dân Việt Nam có đăng ký thường trú tại Việt Nam;
2. Người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thân nhân (cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, chồng, vợ, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ruột của người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại) thường trú tại Việt Nam;
3. Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
Không đưa về Việt Nam thi hài của người chết do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007 (bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê-bô-la (Ebola); Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Hồ sơ xin chuyển thi hài, di hài, tro cốt gồm:
– 01 Đơn đề nghị đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước (mẫu 01/NG- LS);
– 01 bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của người chết (nếu có);
– 01 bản chụp Giấy phép thường trú tại Việt Nam của người chết trong trường hợp người chết là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
– 01 bản chụp giấy chứng tử;
– 01 bản chụp giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với thi hài); giấy chứng nhận khai quật và giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với hài cốt); giấy chứng nhận hỏa thiêu thi hài (đối với tro cốt);
– 01 bản chụp Đơn xin phép mang thi hài, hài cốt, tro cốt của người thân về chôn cất, bảo quản tại địa phương (mẫu 02/NG-LS) có xác nhận đồng ý của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của Việt Nam cấp hoặc cơ quan quản lý nghĩa trang.
Lệ phí có thể trả bằng tiền mặt nếu hồ sơ được nộp trực tiếp; hoặc bằng Money Order, Cashier’s Check hoặc Certified Check cho “Vietnam Consulate” nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện.
Nếu muốn nhận kết quả qua đường bưu điện, Quý vị cần gửi kèm theo 01 bì thư đảm bảo (certified mail) có ghi rõ địa chỉ người nhận và đã trả cước phí. Để tránh mất mát trong quá trình vận chuyển, đề nghị Quý vị sử dụng các dịch vụ chuyển phát bảo đảm của UPS hoặc Fedex và ghi lại tracking number để theo dõi việc chuyển phát thư.Tổng Lãnh sự quán không chịu trách nhiệm trong trường hợp hồ sơ của Quý vị bị thất lạc do Quý vị dùng bì thư không đảm bảo.
Tổng Lãnh sự quán xử lý hồ sơ và trả kết quả trong vòng 1-2 ngày làm việc. Nếu có yêu cầu làm gấp, Tổng Lãnh sự có thể gửi trả kết quả trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
@ Để biết thêm thông tin, Quý vị có thể liên với Bộ phận Hộ chiếu/Hộ tịch của Tổng Lãnh sự quán tại nước sở tại.
***
P/s: Nhẽ, gia đình các “nạn nhân” nên sử dụng nguồn tiền do Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh quyên góp mà đưa thi hài con em họ về. Đó mới là ý Chúa.
Chúa đã chỉ lối cho họ đi thì nay Chúa cũng nên mang họ về.
Khoai@
Nguồn: Tre làng