Trang chủ Loa Phường Các nhà zâm chủ, biểu tình viên Việt Nam học được gì...

Các nhà zâm chủ, biểu tình viên Việt Nam học được gì từ Hồng Kong? (P3)

171
0

Cuộc biểu tình năm 2019 ở Hong Kong thực chất không phải cuộc biểu tình ôn hòa, tự phát như nhiều người tưởng. Theo dõi diễn biến biểu tình, có thể thấy người biểu tình Hong Kong cực kỳ tuân thủ những thủ thuật biểu tình đã được bậc thầy đạo diễn “cách mạng đường phố” thành công Đông Âu, Bắc Phi, Trung Đông vừa qua hướng dẫn dưới đây. Đồng thời, hãy cùng thử xem xét, so sánh về cách thức mà các thủ thuật này được vận hành bởi các nhà “rận chủ” Việt Nam ra sao.

Các nhà zâm chủ, biểu tình viên Việt Nam học được gì từ Hồng Kong? (P3)

(7)Bức tường Lennon

Bức tường Lennon ở Hong Kong là những bức tường dán đầy những ghi chú đầy màu sắc về các cuộc biểu tình, tự do, dân chủ. Theo bản đồ có nguồn gốc từ đám đông ở Hồng Kông, có hơn 150 bức tường Lennon trên toàn khu vực.

Bức tường Lennon đã dẫn đến xung đột giữa các công dân ủng hộ dân chủ và công dân ủng hộ Bắc Kinh. Một số người đã cố xé tin nhắn từ các bức tường và tấn công các nhà hoạt động dân chủ. Lực lượng cảnh sát cũng xóa thông tin cá nhân của những cảnh sát viên bị công khai trên một bức tường ở Tai Po.

Bức tường Lennon cũng đã xuất hiện ở Toronto, Vancouver, Tokyo, Berlin, Luân Đôn, Melbourne, Manchester, Sydney, Đài Bắc và Auckland. Thông điệp đoàn kết cho phong trào dân chủ Hồng Kông cũng đã được thêm vào bức tường Lennon ở Prague.

(8)Chiến lược tẩy chay

Phe biểu tình Hong Kong cũng có chiến lược tẩy chay rõ ràng với những cơ quan, tổ chức, cá nhân mà họ cho rằng có trách nhiệm trong dự luật dẫn độ hoặc đơn giản hơn là liên quan đến Trung Quốc.

Người biểu tình cũng bắt đầu một chiến dịch trực tuyến có tên là “Bye Buy Day HK”, kêu gọi các nhà hoạt động chi tiêu ít tiền hơn vào mỗi thứ 6 và thứ 7 và tránh mua sắm hoặc ăn uống tại các công ty thân Bắc Kinh.

Sau khi nữ diễn viên Trung Quốc Lưu Diệc Phi bày tỏ sự ủng hộ của cô dành cho cảnh sát Hong Kong thông qua Sina Weibo, người dùng Twitter (bao gồm cả những người biểu tình ở Hong Kong) đã kêu gọi tẩy chay bộ phim sắp tới của Disney là Hoa Mộc Lan, trong đó nữ diễn viên này đóng vai chính.

(9)Tuyệt thực

Một nhóm người biểu tình đã tuyệt thực sau cuộc biểu tình ngày 1 tháng 7 tại Kim Chung. Nhà thuyết giáo Roy Chan đã khởi xướng cuộc tuyệt thực này, và đã được khoảng 10 người khác tham gia, bao gồm cả nhà lập pháp Đảng Lao động Fernando Cheung. Họ cắm trại gần đường Harcourt ở Kim Chung, với nhiều bảng thông báo cho công chúng biết về mục tiêu của họ. Ít nhất 5 người tuyệt thực đã thề sẽ tiếp tục nhịn ăn cho đến khi dự luật dẫn độ chính thức được rút hoàn toàn.

Thủ thuật tuyệt thực này ở Việt Nam còn phổ biến hơn. Dường như các rận chủ không thể nghĩ ra được cách thức đấu tranh nào khác ngoài tuyệt thực. Họ chụp ảnh bản thân cầm bảng “nhịn ăn”, “tuyệt thực” đăng tải lên mạng xã hội để câu like, câu view, câu tương tác, câu sự nổi tiếng. Thế nhưng dù có tuyệt thực một tuần, một tháng, hay một năm, thì một thời gian sau, người dân lại thấy họ xuất hiện, béo tốt và khỏe mạnh, rồi lại tuyên bố tuyệt thực tiếp. Tuyệt thực giờ đây đã trở thành một đặc sản của giới rận chủ. Đã là rận thì phải tuyệt thực, không tuyệt thực thì không phải rận.

(10)Khối đen và phòng thủ nhóm

Trong các cuộc biểu tình trên đường phố Hong Kong, người tham gia mặc đồ đen, đội mũ cứng, đeo găng tay, dùng kính bảo hộ, mặt nạ hoặc khẩu trang. Thậm chí, có người còn dùng mặt nạ phòng độc để phòng ngừa hơi cay. Điều này đã biến đoàn biểu tình thành một “khối đen” thống nhất.

Ở trong khối đen này, người mỗi người lại bảo vệ người bên cạnh mình, và họ phân chia vai trò khác nhau cho từng cá nhân. Những người biểu tình ôn hòa hô vang các khẩu hiệu và tình nguyện làm trung gian, trong khi những người tuyến đầu đã dập tắt hơi cay. Người biểu tình đã sử dụng bút laser để đánh lạc hướng cảnh sát, phun sơn lên camera giám sát và dùng ô dù để bảo vệ và che giấu danh tính của nhóm trong hành động và để tránh nhận dạng khuôn mặt.

Khi những người biểu tình khởi hành qua MTR, họ thường quyên góp hàng đống quần áo để đổi với các nhà hoạt động khác, và cũng để lại tiền để mua vé sử dụng một lần và tránh theo dõi qua thẻ Octopus.

Đây là điều khác xa với cách rận chủ Việt Nam biểu tình. Với các rận chủ, đã biểu tình là phải ăn mặc đồng bóng, trang điểm lòe loẹt, mặt có thêm chút màu đỏ như máu, quần áo bị kéo rách một chút cũng không sao, càng dễ lên hình “ghi điểm” với quần chúng nhân dân, càng thể hiện mình đấu tranh đầy nhiệt thành và trách nhiệm. Rận chủ Việt Nam coi đi biểu tình là đi hội. Thay vì bảo vệ cho nhau và đưa ra yêu sách, họ muốn được đánh đập để có sản phẩm khoe khoang trên mạng xã hội. Có thể nói, ở Việt Nam, cuộc biểu tình của rận chủ là lễ hội hóa trang của những con tắc kè hoa, mà con nào cũng muốn mình trở nên nổi bật nhất.

(11).Biểu tượng yêu nước

Một số người biểu tình Hong Kong vẫy quốc kỳ Hoa Kỳ để ủng hộ Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông, một dự luật do Quốc hội Hoa Kỳ đề xuất

Một số người biểu tình cũng vẫy cờ Union Jack, cũng như cờ Đài Loan.

Cờ Rồng và Sư tử, một lá cờ được Hong Kong sử dụng trong thời kỳ thuộc địa, cũng có thể được nhìn thấy trong các cuộc biểu tình, mặc dù việc sử dụng nó thường bị tranh cãi.

Còn ở Việt Nam, mỗi lần đi biểu tình, rận chủ sẽ không quên mang theo cờ vàng ba sọc – biểu tượng của chế độ Ngụy quyền. Rận chủ yêu nước là rận chủ yêu Ngụy quyền và hoài niệm phục hưng thể chế đã bị người dân tẩy chay.

(12) Phong trào bất hợp tác

Một số nhà hoạt động dân chủ đã chiếm đóng các khu vực gần tháp Revenue và bao vây trụ sở cảnh sát ở Loan Tể.

Vào giữa tháng 6, những người biểu tình đã phá vỡ các dịch vụ MTR bằng cách chặn cửa tàu và nhấn nút dừng khẩn cấp ở các ga tàu khác nhau, trì hoãn các dịch vụ.

Những người theo đảng Demosisto của Joshua Wong cũng tập trung tại nhà ga Mei Foo, gây rối loạn và tắc nghẽn giao thông.

Vào ngày 21 tháng 7, những người biểu tình cản trở các dịch vụ xe lửa tại ga Kim Chung và yêu cầu tập đoàn MTR phải chịu trách nhiệm cho việc quản lý sai. Sự tắc nghẽn của dịch vụ MTR nhận được phản hồi trái chiều từ những người đi lại khác. Vào ngày 30 tháng 7, phong trào bất hợp tác một lần nữa nhắm vào dịch vụ MTR trong giờ cao điểm buổi sáng. Trong khoảng ba giờ, các nhà hoạt động đã phá vỡ đường dây Kwun Tong tại một trạm trung chuyển. Do ngừng hoạt động dịch vụ, MTR cung cấp vận chuyển xe buýt miễn phí cho những người đi lại bị ảnh hưởng.

Một chuyến tàu tại ga North Point trên đảo Hong Kong cũng bị người biểu tình nhắm đến. Nhân viên đường sắt đã đe dọa sẽ đình công vào ngày 30 tháng 7, nhưng các công đoàn đường sắt đã không chính thức xác nhận tham gia vào các hành động đình công.

(13)Phong tỏa đồn cảnh sát

Mặc dù được truyền thông là một cuộc biểu tình ôn hòa, nhưng phe biểu tình Hong Kong thường xuyên nhắm vào đồn cảnh sát vào ban đêm. Họ phong tỏa và phá hoại đồn cảnh sát, nhằm giải cứu các nhà hoạt động dân chủ bị bắt trước đó. Nhiều đồn cảnh sát ở Yuen Long, Tin Shui Wai, Ma On Shan, Tseung Kwan O, Kwun Tong, Tiêm Sa Chủy và Sham Shui Po cũng như trụ sở cảnh sát đã bị bao vây. Người biểu tình xây dựng rào chắn, phá hoại các tòa nhà của cảnh sát Hong Kong, ném gạch và trứng, và vẽ khẩu hiệu graffiti trên tường nhà ga bên ngoài.

(14)Họp báo công dân

Một nhóm người biểu tình đã tổ chức một cuộc họp báo của công dân, với hy vọng “phát ra tiếng nói đại diện” và quan điểm riêng của họ với công chúng. Đây là một phản ứng với các cuộc họp báo của cảnh sát hàng ngày, mà họ mô tả là “xuyên tạc độc hại” và “không trung thực”. Những người biểu tình dự định cho các cuộc họp báo này “đóng vai trò là đối trọng với sự độc quyền của chính phủ về diễn ngôn chính trị.”

Trong các cuộc họp báo, người biểu tình mặc đồ đen, đeo khẩu trang, đội mũ bảo hiểm và tiến hành thảo luận bằng cả tiếng Quảng Đông và tiếng Anh, cùng với một thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu.

Các cuộc họp báo này đã được phối hợp sử dụng Telegram và LIHKG, và các diễn giả nhấn mạnh rằng họ không phải là những người lãnh đạo phong trào nhưng muốn phát biểu cho những người biểu tình ôn hòa.

Ở Việt Nam, giới rận chủ không tổ chức họp báo công khai. Thay vào đó, các rận sử dụng cách thức livestream trên facebook hoặc làm các kênh thông tin trên Youtube. Lợi thế của cách thức này là sự tiện lợi và có thể cắt ghép dễ dàng.

(15) Con đường Hong Kong

Vào tối ngày 23 tháng 8, ước tính có khoảng 135.000 người đã tham gia vào chiến dịch “Con đường Hong Kong” để thu hút sự chú ý đến năm yêu cầu của phong trào biểu tình. Họ đã cùng nhau tạo ra một hàng rào người dài 50 km, trải dài trên cả hai phía của cảng Victoria và trên đỉnh Lion Rock.

Hành động này được lấy cảm hứng từ một sự kiện tương tự xảy ra cách đây 30 năm, vào ngày 23 tháng 8 năm 1989. Con đường Baltic với sự tham gia của 2 triệu người, trải dài 675 km trên các lãnh thổ Estonia, Latvia và Litva, như một lời kêu gọi độc lập khỏi nước Nga Xô viết.

Sự kiện Con đường Hong Kong được tổ chức từ diễn đàn LIHKG, cùng với sự tham gia hỗ trợ từ các nhóm trên Telegram. Một người tham gia sự kiện đã mô tả cuộc biểu tình này rất khác so với những người khác trong quá khứ: “Lần này nó thể hiện sự hòa hợp và tình yêu hơn là trút giận và ghét bỏ. Tinh thần là sự thống nhất.”

Theo dõi những thủ thuật trong biểu tình ở Hong Kong kể trên, có thể thấy rằng đây là một cuộc biểu tình có sự chuẩn bị từ trước, được tổ chức bài bản, có kế hoạch và chiến lực truyền thông rõ ràng. Đi từ biểu tình ôn hòa và lấy ôn hòa làm danh nghĩa, các nhóm tổ chức biểu tình Hong Kong đã lợi dụng tin giả và mạng Internet để che đậy tính chất bạo động, lật đổ của cuộc biểu tình. Thậm chí, mượn chiêu bài dân chủ, tự do, nhân quyền, Joshua Wong đã sang châu Âu và Mỹ để xin “cứu viện”, nhằm thực hiện âm mưu lật đổ và cướp chính quyền của phe biểu tình.

Cũng nhìn vào đây mới thấy, giới rận chủ Việt Nam chỉ là một tổ hợp rời rạc với những con rận ngấm ngầm mang ý đồ riêng. Dù cũng được học hành bài bản từ các chuyên gia lật đổ mà VOICE, Việt tân, RFA hay mấy NGO dân chủ, nhân quyền mướn về huấn luyện, nhưng đều thất bại, Nguyên nhân thì có thể là do như Đoan Trang bộc bạch “90 % dân Việt đều là lợn” nên dù nỗ lực và hết cách vẫn chẳng làm được trò trống gì.

Nhưng người dân Việt Nam thì ngược lại. Chứng kiến cuộc biểu tình ở Hồng Kong thấy mang cờ Mỹ, cờ Anh và cầu xin Trump giải phóng đất nước khỏi Trung Quốc, họ thấy được rõ bản chất “chối bỏ dân tộc” của giới trẻ Hồng Kong cũng như thấy hòn đảo này hoàn toàn bị mất đi nền tảng văn hóa chủng tộc, bị pha tạp, biến thành “sản phẩm” của một dân tộc khác biệt, trải quá quá trình “tẩy não” của phương Tây khiến họ căm ghét chủng tộc gốc gác của mình. Đấy là bất hạnh của dân tộc Trung Hoa, là vấn đề nội bộ của họ.

Tuy nhiên, chứng kiến hành xử của đám zân chủ Việt, họ chán ngán cho màn đấu đá, đội lốt dân chủ, nhân quyền để kiếm ăn, vụ lợi cả tiền lẫn tình. Nguyên nhân chính nằm ở chỗ, dân Việt Nam đã trải qua cả trăm năm nô lệ và chiến tranh, đủ trải nghiệm để cho họ sự cảnh giác với đám vong nô bán nước cầu vinh nên những chiêu trò đó đem vào Việt Nam đều bị bóc mẽ và tẩy chay.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây