Trang chủ Cánh cò Chống tham nhũng học Trung Quốc hay bài học Trần Dụ Châu?

Chống tham nhũng học Trung Quốc hay bài học Trần Dụ Châu?

284
0

Vụ án tham nhũng Trần Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu cách đây hơn nửa thế kỷ đã để lại bài học và kinh nghiệm sâu sắc trong việc phòng chống tham nhũng đối với đất nước ta. Cùng với đó, chúng ta nên tham khảo cách chống tham nhũng của các nước bạn đã và đang làm tốt công cuộc diệt trừ tham nhũng.

Chúng ta cần học hỏi các quốc gia chống tham nhũng hiệu quả

Theo Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả phòng chống tham nhũng năm 2019, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái đã nhấn mạnh giải pháp tăng cường các biện pháp dẫn độ, truy bắt tội phạm tham nhũng bỏ trốn và thu hồi triệt để tài sản tham nhũng bị tẩu tán ra nước ngoài trong thời gian tới.

Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, phương hướng mà Tổng Thanh tra Chính phủ nêu ra là đúng và tinh thần ấy đã được Đảng, Nhà nước quán triệt từ lâu: chống tham nhũng phải chống đến cùng, không có vùng cấm, không nể nang, né tránh; bắt được kẻ tham nhũng và bỏ tù thôi chưa đủ, quan trọng là phải thu hồi được tài sản tham nhũng.

Chống tham nhũng học Trung Quốc hay bài học Trần Dụ Châu?
Hiện nay việc thu hồi tài sản tham nhũng vẫn chưa đạt được kết quả phù hợp

Như vụ việc nguyên Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM Đào Thị Hương Lan bỏ trốn vào thời điểm Cơ quan điều tra, Bộ Công an khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam bà này do có liên quan đến vụ án đại gia Diệp Bạch Dương, ông Vũ Quốc Hùng cho biết vụ việc này đặt ra nhiều câu hỏi, trong đó câu hỏi lớn nhất là tại sao bà Lan có thể bỏ trốn được?

“Bà Đào Thị Hương Lan tuy đã nghỉ hưu nhưng cũng phải về sinh hoạt ở địa phương và ở mức độ nào đó vẫn thuộc diện Thành ủy quản lý. Đảng viên đi nước ngoài phải báo cáo chi bộ, tại sao nguyên Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM lại trốn được?

Việt Nam đã có các quy định về quản lý cán bộ nhưng bấy lâu nay chúng ta chưa chú trọng nhiều đến cán bộ đã nghỉ hưu. Vì lẽ đó, phải xem xét, hoàn thiện các quy định về quản lý cán bộ, không thể cứ làm hình thức, cứng nhắc”, ông Vũ Quốc Hùng nói.

Hay mới đây, vụ việc khác được nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhắc tới, đó là vụ MobiFone mua cổ phần AVG. Việc thu hồi tài sản trong vụ việc này đã từng bước được thực hiện. Tuy nhiên, nhận hối lộ lên tới 3 triệu USD nhưng mới chỉ nộp lại có 500 triệu đồng và không biết đến bao giờ mới thu hồi được số tài sản này.

Một trong những nguyên nhân có thể nhìn thấy rõ là việc kê biên, đóng tài sản của những người phạm tội còn chậm, tạo cơ hội cho đối tượng tẩu tán tài sản. Những chuyện này pháp luật phải vào cuộc, nếu đã có quy định pháp luật rồi các cơ quan chức năng cứ thế mà làm, không nể nang, né tránh”, ông Vũ Quốc Hùng cho biết.

Ông cũng khẳng định, đối với tội phạm tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài, việc truy bắt, dẫn độ không khó bởi Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định dẫn độ với các nước và thời gian tới phải tiếp tục bổ sung.

Nhìn ra thế giới, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Việt Nam có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm chống tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng từ nhiều quốc gia.

“Theo dõi thông tin qua báo chí, tôi thấy Trung Quốc chống tham nhũng khá hiệu quả, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng cao. Tương tự, Malaysia dưới thời Thủ tướng Mahathir đã nỗ lực chống tham nhũng. Năm ngoái, ở độ tuổi 93, ông Mahathir đã trở lại chính trường và giữ chức Thủ tướng Malaysia một lần nữa.

Sự trở lại này không phải do tham vọng quyền lực mà là thực hiện hai mục đích chính: cứu đất nước khỏi nạn tham nhũng tràn lan dưới thời kỳ Thủ tướng Najib Razak và đưa đất nước trở lại tiến trình dân chủ vốn đang bị đi chệch hướng.

Thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng cho thấy, về cơ bản, ông Mahathir đã loại được tham nhũng trong bộ máy chính quyền”.

Như vậy, bất kỳ quốc gia nào có kinh nghiệm phòng chống tham nhũng hay, hiệu quả, Việt Nam đều có thể tham khảo, học hỏi kinh nghiệm”, ông Vũ Quốc Hùng chỉ rõ.

Trần Dụ Châu – bài học mang tính thời sự trong cuộc phòng chống tham nhũng

Cách nay hơn nửa thế kỷ, ngày 5/9/1950 tại chiến khu Việt Bắc diễn ra một phiên tòa đặc biệt gây chấn động dư luận xã hội lúc bấy giờ. Đó là vụ án Trần Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu.

Có thể nói đây là vụ án tham nhũng điển hình xảy ra trong bối cảnh Đảng, Nhà nước, quân và dân ta còn gặp muôn trùng khó khăn, ăn đói, mặc rét nhằm đẩy mạnh công cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp thì việc đưa vụ án này ra xét xử công khai trước công đường không chỉ vạch trần các hành vi tham nhũng, sa đọa của kẻ phạm tội mà còn là lời cảnh tỉnh cho những kẻ coi thường pháp luật, tham ô trộm cắp… tài sản Nhà nước, sống sa đọa đang nhởn nhơ ở ngoài xã hội. Kết thúc phiên tòa, hai bị cáo trong vụ án này là Trần Dụ Châu và Lê Sỹ Cửu bị tuyên phạt với mức án cao nhất – tử hình.

Hồ sơ vụ án đã khép lại song vẫn để lại cho chúng ta một bài học mang tính thời sự nóng hổi trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay.

Bản án đã nhanh chóng báo cáo lên Hồ Chủ tịch. Đương thời Bác Hồ càng thương cán bộ, chiến sỹ và nhân dân bao nhiêu thì Người càng biểu lộ thái độ kiên quyết trong việc xử lý đối với những cán bộ, công chức có hành vi tham ô, tham nhũng, thoái hóa biến chất. Do vậy sau khi cân nhắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bác đơn xin giảm tội của Trần Dụ Châu. Quyết định xử tử hình Trần Dụ Châu của Bác thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và đã được nhân dân đồng lòng ủng hộ.

Vụ đại án Trần Dụ Châu đã khép lại cách nay đã hơn sáu thập kỷ, song xem ra nó vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi cho ngày hôm nay; nhất là trong thời điểm hiện nay Đảng ta đang triển khai mạnh mẽ nghị quyết Trung ương IV (Khóa XII) về xây dựng đảng thì bài học về điều tra và tính cương quyết trong xử lý được rút ra từ vụ án này có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng ngừa và đấu tranh nạn tham nhũng, thái hóa biến chất trong một bộ phận cán bộ đảng viên.

Dư luận rất hoan nghênh ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ đạo quyết liệt của cơ quan bảo vệ pháp luật ở nước ta thời gian qua đã đua ra nhiều vụ án tham nhũng lớn với mức án nghiêm khắc nhất và sẽ tiếp tục điều tra và đưa ra xét sử các vụ đại án tham nhũng khác. Nếu như trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và sau đó trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, vượt lên muôn trùng khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt, phương tiện đi lại, đường sá xa xôi…

Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Hồ Chủ Tịch, các cơ quan bảo vệ pháp luật thời ấy đã khẩn trương điều tra và đưa ra xét xử nghiêm minh một số cán bộ cao cấp như đại tá Trần Dụ Châu và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trương Việt Hùng (can tội giết vợ) với mức án tử hình cho thấy tính cương quyết và nghiêm minh trong việc xử lý tội phạm tham nhũng và những cán bộ thoái hóa biến chất của Bác Hồ và các cơ quan pháp luật nước ta.

Bài học về tính kiên quyết và nghiêm minh mà Bác Hồ đã chỉ ra từ vụ án Trần Dụ Châu sẽ mãi là bài học cho ngày hôm nay trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng. “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh như vậy tại Phiên họp thứ 12 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức ngày 31/7/2017.

Phạm Minh Hà

Nguồn: Cánh Cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây