Trang chủ Từ Facebook Tâm thư của giáo dân yên lĩnh gửi linh mục Nguyễn Đức...

Tâm thư của giáo dân yên lĩnh gửi linh mục Nguyễn Đức Nhân

169
0

Trước hết chúng con xin được gửi lời xin lỗi đến cha vì có những lời bất xứng, tuy nhiên, không phải tự nhiên mà chúng con thốt ra những điều này, mà cái chính là cách sống và hành xử của cha, từ khi cha về quản xứ Yên Lĩnh cho đến nay. Điều băn khoăn lớn nhất là vì luật vâng lời, vì thần quyền mà chúng con không giám trực diện lên tiếng với cha, thông qua mạng xã hội, chúng con xin gửi đến cha một vài lời tâm huyết nếu cha là một linh mục đích thực.

Tâm thư của giáo dân yên lĩnh gửi linh mục Nguyễn Đức NhânThưa cha, cuộc đời nào cũng có căn tính của nó. Đời sống linh mục cũng vậy. Chúng con quá biết linh mục là người trung gian giữa trời và đất, kế tục sự nghiệp của Chúa Kitô ở trần gian. Đó là một thiên chức cao cả. Nhưng tại sao từ khi cha về giáo xứ Yên Lĩnh đến nay lại có những xáo trộn đến mức là đời sống đạo của chúng con trở nên lạnh nhạt và trơ trẽn với người đời, không thể có một tôn giáo nào tồn tại được khi tách bạch ra khỏi đời sống xã hội, tại sao cha lại hướng chúng con làm điều đó.

Cha nên biết rằng, lúc nào, khi nào, người công giáo Anh Sơn cũng cần nghe và hiểu sự thật. Cha là thừa tác hàng đầu rao giảng lời Chúa. Lời Chúa là chân lý, nói thật thì hay mất lòng, mong cha chịu khó đọc một chút. Có thể cha Nhân của chúng con hôm nay dễ bị cám dỗ thích nghi với đời sống hẹp hòi, ích kỉ, ngạo mạn và coi mình là tất cả.

So chiếu hiện tại chúng con thấy cha chỉ dâng thánh lễ chiếu lệ, giải tội cho qua giờ, ít sốt sắng đọc kinh nhật tụng, bỏ bê hầu hết những việc sùng kính, điều này làm cho mọi người nản lòng, làm cho giáo dân tuyệt vọng, thất vọng và xem cha như là một công chức. Đó là do yếu kém trong khi thi hành chức năng thứ hai, thánh hóa các linh hồn.

Trong khi thi hành mục vụ, cha lại thích đi vào chính trị, thích làm các công tác chuyên môn ở đời, muốn làm nhà xã hội, nhà thuyết giảng thời sự, từ đầu đến cuối buổi lễ cha thao thao nào là cuộc biểu tình của sinh viên Hồng Kong đã đạt được mục đích; nào là nền dân chủ ở Hồng kong cần được lập lại, rồi đến chuyện chế độ cộng sản thế này thế kia v.v… Trong lúc đó giáo dân Yên Lĩnh cần ở nơi cha chiêm nghiệm lời Chúa, dâng lễ và các công tác mục vụ khác nữa như đời sống chứng tá và các lời rao giảng của cha theo thánh ý Chúa.

Thứ đến cha phải là chiếc cầu nối liền Trời và Đất: mời Chúa đến cho mọi người và dẫn con người đến cùng Chúa qua cuộc sống tu nghiệp của mình, qua đức bác ái mà cha có được khi lãnh nhận chức linh mục. Con người cha phải biết say mê Chúa để sẵn sàng từ bỏ tất cả hiềm khích, bất hợp tác với chính quyền mọi sự vì Chúa, vì chúng con. Ngoài ra, cha phải có con mắt sâu thẳm để nhìn thấy Chúa khắp mọi nơi và thấy mọi sự ở trần gian này là dấu chỉ yêu thương của Chúa. Lẽ ra khi về quản xứ Yên Lĩnh, một miền quê bình yên, giáo lương sống đoàn kết hòa thuận cha thải thốt lên”Tất cả là hồng ân của Thiên Chúa” mới đúng. Khi không nhận được ở nơi cha điều này, chúng con muốn cha cần phải ngày ngày chú tâm học hỏi, trau dồi trí thức, mài dũa trí tưởng tượng để thấy Chúa qua công trình Chúa tạo dựng ở trần gian và qua cuộc sống tươi đẹp đang hằng ngày, hằng giờ diễn ra trên khắp quê hương Yên Lĩnh của chúng con.

Nếu có được tâm thức về Chúa, cha phải trình bày những huyền nhiệm ấy qua sự giảng dạy không chỉ bằng lời, mà còn bằng cả cuộc sống của mình. Phải để Lời Chúa nhập thể vào mình và đốt cháy chính mình để trở thành đuốc soi trần gian, miệng nếm lấy Lời Chúa ngọt ngào và dư đầy, cha phải có môi miệng xứng hợp để chia sẻ Lời Chúa cho mọi người.

Nói cách khác, cha là người lãnh đạo dân Chúa, một vị linh hướng, cha không thể tự biến mình thành người độc tài, một nhà tâm lý, nhà xã hội đơn thuần, vì như vậy là hoạt kê chân dung của cha mà thôi. Bổn phận đích thực của cha là mang mầu nhiệm Thiên Chúa đến cho mọi người. Đó là sự nghiệp của mục tử nhân lành. Tại sao cha lại muốn bỏ vai trò cao quý ấy để đi làm một nhà tâm lý, một nhà thuyết giảng chính trị gia bất đắc dĩ?

Nói tóm lại, cha là người trung gian giữa trời và đất, là con người đặc tuyển để sống vì Chúa, vì tha nhân, do đó, phải hiến dâng đời mình cách này hay cách khác là bác ái, yêu thương, vị tha và khiêm nhường. Cha đích thực phải là người mang mầu nhiệm của Thiên Chúa đến với chúng con, không làm được điều đó cha sẽ khó gặp chính mình, đời sống linh mục của cha tẻ nhạt và vô nghĩa.Cho nên, nếu cha là một linh mục đích thực thì còn ngại gì khi chính quyền các cấp có thiện chí ngồi đàm thoại, trao đổi, hướng dẫn các thủ tục để việc cấp đất mở rộng khuôn viên, xây nhà xứ, nhà học giáo lý thuận lợi, trước khi trình tỉnh xem xét mở rộng lần này để cho chúng con được nhờ. Giáo dân chúng con chỉ cần như vậy là đủ, không cần phải đao to búa lớn làm gì. Hội đồng mục vụ tháp tùng cha cũng ngán ngẩm về sự ngông nghênh khi nói “đây là lần đầu tiên tôi trực tiếp làm việc với chính quyền” và bất ngờ hơn khi phép lịch sự tối thiểu của một con người mà cha cũng không có, khi tự ý bỏ ra về trước với thái độ trâng trâng, trước sự chúng kiến của mọi người.

Cũng từ giờ phút đó thiên chức linh mục quá cao đẹp, quá trong suốt, mà chúng con luôn giành cho cha trong chúng con tự nhiên biến mất. Con người yếu hèn như chúng con không còn kiên nhẫn tin vào mắt mình về một vị linh mục đáng kính lại xử sự như vậy trước thiện chí của các cấp chính quyền.

Chứng kiến cảnh này chúng con chợt nhớ lại chị thánh Catarina thành Sienna, nữ tiến sĩ của Giáo hội, ví von:

“Nếu bạn thấy một người đến từ xa, mang cho bạn một kho tàng, người đó vượt qua cuộc hành trình dài, nên áo quần rách nát, mặt mày lấm lem, chân tay rướm máu. Bạn có giơ tay đón lấy kho tàng rồi xua đuổi người ấy đi, hay là mời người ấy vào nhà, tắm rửa và băng bó vết thương cho người ấy”

Cũng vậy, các cấp chính quyền là những người mang đến cho bà con giáo dân kho tàng quý giá, một thiện chí, một sự hòa hợp, một sự hướng dẫn có lợi cho giáo xứ, cho những nguyện vọng chính đáng của giáo dân, lẽ ra cha phải đón nhận với lòng tri ân và yêu thương, đằng này cha lại xét đoán, nghi ngờ, nhưng theo chúng con cha hãy “đừng đoán xét, hãy để cho Chúa làm việc ấy”.

Cha hãy tin tưởng, lạc quan trong ơn gọi cao quý, cho nước Chúa ngày càng hiển trị và Danh Chúa được cả sáng trong môi trường hoạt động của cha trên dất Lĩnh Sơn anh hùng này cha ạ.

Cha nên biết rằng con người là một xã hội hữu, có khuynh hướng sống kết đoàn, có khuynh hướng lo cho người khác, quan tâm đến người khác. Nhưng nếu cha vì bị ảnh hưởng trong thế giới hưởng thụ ích kỷ, ngạo mạn cá nhân chủ nghĩa, nên cha đã có thể nhận xét: “Tha nhân là hỏa ngục”. Nhưng đó là theo suy tư của thuyết hiện sinh vô thần đóng kín. Con người của cha trở nên ích kỷ sẽ không làm ích gì cho ai, mà trở nên gánh nặng cho cho chúng con vì có một vị linh mục như vậy. Trái lại, nếu cha coi tha nhân là thiên đường, thì đó là khuynh hướng cởi mở, để cho tha nhân tham dự vào đời sống của mình, và như vậy, có sự chia sẻ cho nhau, có sự đùm bọc lẫn nhau và tương thân tương ái, có đức nhân quan tâm hai chiều. Muốn sống tinh thần nhập thể, cần phải có tinh thần tương thân tương ái, mến Chúa yêu người.

Chúng con muốn cha phải sống chính danh. Nếu cha đòi hỏi người khác phải sống thế gian ra thế gian, cha ra cha, con ra con, thầy ra thầy, trò ra trò, thì cũng phải tự đòi hỏi mình sống linh mục cho ra linh mục. Nếu cha sống xa với tôn chỉ, mục đích của hàng giáo sĩ, với phẩm phục chức sắc là cha làm lỡ thầy, lỡ thợ, hư bột, hư đường. Người ngoài nhìn vào sẽ ngỡ ngàng, kinh ngạc.

Về mặt tâm lý, cha phải biết phán đoán đúng, phải biết nhận định nhân tình thế thái một cách khách quan, không chủ quan hay qui nạp bừa bãi. Phải biết hướng dẫn tình cảm của mình không như Eva nghe lời phỉnh nịnh của rắn dữ. Phán đoán khó nhất và dễ sai nhất, là phán đoán về con người. Hãy hỏi han cặn kẽ, điều tra cẩn thận trước khi phán đoán. Muốn được như vậy, đòi cha phải kiên nhẫn, khách quan, bình tĩnh và có tinh thần bác ái, làm được như vậy thì không có lý do gì để cha buồn chán hay cau có.

Kết thúc bài này chúng con lại muốn nhắc lại cây này: Nhờ tự ý khiêm nhường và vâng phục trong tinh thần trách nhiệm mà các Linh Mục nên giống Chúa Kitô và có những cảm thức như Chúa Giêsu Kitô, Ðấng “tự hủy mình khi nhận lấy thân phận tôi tớ… đã vâng lời cho đến chết” (Ph 2,7-8). Nhờ sự vâng phục này Người đã chiến thắng và chuộc lại sự bất phục tùng của Adam./.

Nguồn: Mặt trận thanh niên chống phản động

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây