Trang chủ Luận bàn - Phản biện Vấn đề không đơn giản ở cách gọi, mà…

Vấn đề không đơn giản ở cách gọi, mà…

174
0

Viết trên Fb cá nhân, ts Kinh tế Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng viện nghiên cứu kinh tế và chính sách thuộc Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đề cập tới chuyện tên gọi của chế độ chính trị tồn tại ở miền Nam VN trước năm 1975 như sau: “Lại bùng nhùng chuyện danh xưng lịch sử của chế độ Việt Nam Cộng hòa trước 1975-hay còn gọi là chế độ Sài Gòn

Vấn đề không đơn giản ở cách gọi, mà...Một số-hoặc cũng có thể là khá nhiều người vẫn quen mồm thậm chí muốn áp đặt cho tất cả mọi người, gọi đó là chế độ Ngụy. Tôi cho rằng đó là những người xưa cũ, lạc hậu và phảng phất một sự mọi rợ không hợp thời. Chế độ Sài Gòn là một chế độ hợp pháp, theo đuổi những lý tưởng của riêng họ và trên thực tế đã kiến tạo một giai đoạn lịch sử và văn hóa riêng của dân tộc Việt Nam.”

Ông cũng cho biết thêm: “Với sinh viên của tôi em nào gọi chế độ Sài Gòn là Ngụy thì tôi đều nhắc các em không nên gọi như thế vì giờ mình là người văn minh, hiểu biết, không phải cái thời bị hệ thống tuyên truyền dắt mũi, muốn làm gì thì làm”.

Đây không phải là lần đầu tiên vị Ts kinh tế này nói về chuyện này. Trước đó, trên nhiều diễn đàn trong đó Fb cá nhân, vị Ts này đã cùng với đám lật sử khác đặt vấn đề về chuyện này. Dạo đó, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội đã gọi ts này với tư cách là “người đổ nước vào chân tường của chế độ”. Nay vị ts này lại tiếp tục nêu vấn đề dù giọng điệu có phần mềm hơn trước đó. 

Và cũng như lần trước, ts này tỏ ra không hiểu hoặc cố tình không hiểu tại sao nhà nước, đại đa số người dân Việt Nam hiện tại vẫn gọi chế độ chính trị tại miền Nam VN trước năm 1975 là Nguỵ mà không gọi là chế độ Sài Gòn hay VN Cộng hoà, dù đó cũng chỉ là cái tên gọi mà thôi? 

Ông không biết rằng, sức nặng vấn đề không nằm ở tên gọi mà là vấn đề di chứng chiến tranh, là những ký ức kinh hoàng về tội ác của chế độ chính trị này vẫn còn quá lớn và hiện diện trong đời sống của người VN đương đại. Rằng người ta chưa thể quên nổi 

Như trang Việt Nam mới có viết: “Sự căm thù và nỗi đau chất chứa vẫn còn đó, và dù chiến tranh đã qua đi hơn 40 năm nhưng vết thương chiến tranh cùng những di chứng nặng nề của nó vẫn đang tồn tại… Vì những lẽ đó nên thật dễ hiểu ngay trong chiến tranh và trong thời điểm hiện tại, người VN, nhà nước VN vẫn xem chế độ tồn tại trước năm 1975 ở Miền Nam Việt Nam là chế độ người ăn thịt người; nơi đó có bàn tay của ngoại bang, nơi mà sinh mệnh của đồng bào bị coi rẻ, thậm chí bị mua bán bởi những đồng ngoại tệ, thuốc súng và chức tước… ” và “Chừng nào mà những nỗi đau thể xác, tinh thần với những người VN đương đại chưa mất đi; chừng nào mà vẫn còn những kẻ ra đi sau năm 1975 vẫn cố bám gót ngoại bang để làm những trò chống lại chế độ, nhà nước, đe doạ nền hoà bình đang ngự trị thì chừng đó người VN chúng ta chưa thể thay đổi và trả lại cho một thể chế chính trị từng chế độ tồn tại trước năm 1975 ở Miền Nam Việt Nam”.

Qua tìm hiểu Ts Nguyễn Đức Thành, được biết: Ts Nguyễn Đức Thành, Năm sinh: 1977; 

Chức vụ: Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, Trường Đại học Kinh tế -ĐHQGHN

Học vị: Tiến sĩ kinh tế (2008)

2. Quá trình đào tạo:

Năm 1999: Đại học; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng

Năm 2002: Thạc sĩ; Chương trình Thạc sĩ Kinh tế Phát triển Việt Nam – Hà Lan, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

Năm 2008: Tiến sĩ; Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản (Nhật Bản); Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

3. Quá trình công tác:

Từ 9/2014 đến nay: Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN

Từ 2008 đến 9/2014: Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN

Năm 2008 đến nay: Giảng viên, Khoa Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế -ĐHQGHN ;

Năm 2007 đến nay: Giảng viên, Trung tâm Kinh tế Phát triển và Chính sách công – Đại học Kinh tế Quốc dân;

Năm 2007-2008: Nghiên cứu viên cao cấp, Nhóm tư vấn chính sách, Bộ Tài chính;

Năm 2007: Trưởng ban Nghiên cứu và Hợp tác Quốc tế, Trung tâm kinh tế phát triển và chính sách công – Đại học Kinh tế Quốc dân;

Năm 2004-2006: Điều phối viên nghiên cứu, Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF);

Năm 2005: Thực tập sinh, Vụ Nam Á, Ngân hàng Thế giới (WB);

Năm 2004: Trợ giảng Chương trình Tiến sĩ, National Graduate Institute for Policy Studies (GRIPS), Nhật Bản;

Năm 2003: Trợ giảng cao học, Chương trình đào tạo Thạc sĩ Kinh tế phát triển Việt Nam – Hà Lan;

Năm 2002-2003: Giảng viên, Đại học Kinh tế Quốc dân.

Như vậy, sinh ra sau chiến tranh, ông chưa phải trải qua một ngày nào phải đương đầu với những khó khăn, khổ ải của chiến tranh; càng chưa bao giờ nếm trải những oan khiên từ tội ác man rợ của chế độ chính trị hiện diện tại Miền Nam VN trước năm 1975. Lẽ dĩ nhiên, cái thái độ ông nhìn nhận và cái cách ông nói chỉ cho thấy vốn sống hiện tại, chưa hề có bất cứ sự từng trải nào trong đó. Và chính điều đó nên ông đã bị lên án. Nhưng xem chừng điều đó chưa thể cải hoán nổi ông, chưa biến ông thành một kẻ biết điều, biết suy nghĩ, sống biết lẽ phải… 

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây